Dinh dưỡng cho bé và mẹ mang thai

Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh duong cho ba bau. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh duong cho ba bau. Hiển thị tất cả bài đăng

Bất cứ một người mẹ nào cũng mong ngóng sự ra đời của con yêu sau một thời gian dài mang thai. Nhưng bên cạnh đó là sự lo lắng, hồi hộp việc con yêu có thể chào đời bất cứ lúc nào.  Có những em bé ra đời sớm hơn ngày dự kiến có khi lại ra đời muộn hơn một chút, điều này thật khó để biết được lúc nào em bé muốn ra. Có 6 dấu hiệu bà bầu sắp sinh dễ nhận thấy nhất mà chúng ta nên biết để chuẩn bị tinh thần cho việc vượt cạn sắp tới. Vậy 6 dấu hiệu bà bầu sắp sinh là gì?



1.Cơn đau co tử cung:


Khi tới gần ngày sinh, bạn sẽ thấy tử cung xuất hiện các cơn co. Điều cần thiết là bạn phải phân biệt cơn co thật và cơn co giả. Không giống như những cơn co thắt khi chuyển dạ, các cơn co chuyển dạ giả thường xuất hiện không đều đặn, không thường xuyên, không nhẹ nhàng như các cơn co tử cung đó là dấu hiệu chuyển dạ mà bạn sắp gặp phải , chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó. Các cơn co chuyển dạ thường mạnh và liên tục, cách nhau từ 5 – 7 phút ít nhất trong một giờ, tức là bạn đang chuyển dạ.


Cơ địa mỗi người là khác nau nên dấu hiệu sắp sinh cũng khác nhau. Nhưng 6 dấu hiệu chuẩn bị sinh là những dấu hiệu cơ bản và dễ nhận thấy nhất, các bạn nên biết và chuẩn bị tinh thần cho việc vượt cạn sắp tới, hãy để bà bầu có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đầy đủ trước khi thực sự vào cuộc sinh nở.


2.Ra dịch nhớt:


Bình thường, chất nhầy bám ở cổ tử cung để ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập và gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Khi tới gần ngày sinh nở, các mẹ có thể thấy một chút máu màu hồng đỏ xuất hiện ở quần lót, dịch nhớt này có thể ra nhiều hoặc một ít. Dấu hiệu này của cơ thể còn được gọi là “máu báo”.


3.Rò rỉ nước ối, vỡ ối:


Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Điều gây bối rối ở đây là những phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng tiểu không thể kiểm soát được, như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu.


Vậy làm thế nào bạn biết đó là nước tiểu hay nước ối? Với trường hợp bất thường thì miếng băng vệ sinh không thể thấm đẫm ngay được vì chất lỏng không chảy liên tục. Bạn cần luôn nhớ rằng, không phải cứ có cơn co thì nước ối mới chảy ra. Các bác sĩ chuyên khoa sản cho biết 15% phụ nữ trên thế giới bị rò rỉ nước ối trước khi sinh. Nước ối là một chất lỏng màu vàng rơm nhạt và có mùi ngọt. Nếu bạn thấy bị rỉ nước hoặc chảy máu, hãy tới bệnh viện ngay. Thông thường, sau khi rò ối thì các cơn co thắt sẽ bắt đầu trong vòng 24-48 giờ.


4.Chảy máu:


Triệu chứng sắp sinh là cổ tử cung mở rộng, âm đạo tiết chảy ra lượng chất nhiều hơn, màu trắng hoặc màu máu chính là triệu chứng sắp sinh con.


5. Xuống bụng:


Khi mang thai, thai nhi to sẽ đè lên cơ hoành người mẹ khiến các mẹ cảm thấy khó thở hơn, vì thế khi bé tụt xuống sâu vùng khung xương chậu chuẩn bị ra đời, các bà bầu sẽ cảm giác thở thoải mái hơn, dễ dàng hơn, nhưng thay vào đó các mẹ lại cảm thấy tăng áp lực lên bàng quang dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Trẻ càng tụt xuống sâu vùng khung xương chậu thì càng gần tới ngày sinh nở.


6.Tiêu chảy


Đây có thể là dấu hiệu bạn sắp lâm bồn rồi đấy. Có thể bạn chưa biết, nhưng có rất nhiều chị em sau khi trải qua thời kì sinh nở đều chia sẻ điều này và cảm thấy điều đó hoàn toàn bình thường.


Nguyên nhân của chứng tiêu chảy trước khi sinh nở là do hóc – môn prostaglandin kích thích ruột. Trong trường hợp này, bạn cần tránh ăn những đồ ăn nhiều chất béo, tránh ăn quá nhiều. Nên uống nhiều nước và chuẩn bị sắn sàng tâm lý trước khi lâm bồn.


Nếu gặp những dấu hiện trên bạn và ông xã nên chuẩn bị đồ sơ sinh và  sẵn sàng cho sự ra đời của bé yêu nhé!

Dấu hiệu sắp sinh mà các mẹ bầu cần biết

Bất cứ một người mẹ nào cũng mong ngóng sự ra đời của con yêu sau một thời gian dài mang thai. Nhưng bên cạnh đó là sự lo lắng, hồi hộp việc con yêu có thể chào đời bất cứ lúc nào.  Có những em bé ra đời sớm hơn ngày dự kiến có khi lại ra đời muộn hơn một chút, điều này thật khó để biết được lúc nào em bé muốn ra. Có 6 dấu hiệu bà bầu sắp sinh dễ nhận thấy nhất mà chúng ta nên biết để chuẩn bị tinh thần cho việc vượt cạn sắp tới. Vậy 6 dấu hiệu bà bầu sắp sinh là gì?



1.Cơn đau co tử cung:


Khi tới gần ngày sinh, bạn sẽ thấy tử cung xuất hiện các cơn co. Điều cần thiết là bạn phải phân biệt cơn co thật và cơn co giả. Không giống như những cơn co thắt khi chuyển dạ, các cơn co chuyển dạ giả thường xuất hiện không đều đặn, không thường xuyên, không nhẹ nhàng như các cơn co tử cung đó là dấu hiệu chuyển dạ mà bạn sắp gặp phải , chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó. Các cơn co chuyển dạ thường mạnh và liên tục, cách nhau từ 5 – 7 phút ít nhất trong một giờ, tức là bạn đang chuyển dạ.


Cơ địa mỗi người là khác nau nên dấu hiệu sắp sinh cũng khác nhau. Nhưng 6 dấu hiệu chuẩn bị sinh là những dấu hiệu cơ bản và dễ nhận thấy nhất, các bạn nên biết và chuẩn bị tinh thần cho việc vượt cạn sắp tới, hãy để bà bầu có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đầy đủ trước khi thực sự vào cuộc sinh nở.


2.Ra dịch nhớt:


Bình thường, chất nhầy bám ở cổ tử cung để ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập và gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Khi tới gần ngày sinh nở, các mẹ có thể thấy một chút máu màu hồng đỏ xuất hiện ở quần lót, dịch nhớt này có thể ra nhiều hoặc một ít. Dấu hiệu này của cơ thể còn được gọi là “máu báo”.


3.Rò rỉ nước ối, vỡ ối:


Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Điều gây bối rối ở đây là những phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng tiểu không thể kiểm soát được, như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu.


Vậy làm thế nào bạn biết đó là nước tiểu hay nước ối? Với trường hợp bất thường thì miếng băng vệ sinh không thể thấm đẫm ngay được vì chất lỏng không chảy liên tục. Bạn cần luôn nhớ rằng, không phải cứ có cơn co thì nước ối mới chảy ra. Các bác sĩ chuyên khoa sản cho biết 15% phụ nữ trên thế giới bị rò rỉ nước ối trước khi sinh. Nước ối là một chất lỏng màu vàng rơm nhạt và có mùi ngọt. Nếu bạn thấy bị rỉ nước hoặc chảy máu, hãy tới bệnh viện ngay. Thông thường, sau khi rò ối thì các cơn co thắt sẽ bắt đầu trong vòng 24-48 giờ.


4.Chảy máu:


Triệu chứng sắp sinh là cổ tử cung mở rộng, âm đạo tiết chảy ra lượng chất nhiều hơn, màu trắng hoặc màu máu chính là triệu chứng sắp sinh con.


5. Xuống bụng:


Khi mang thai, thai nhi to sẽ đè lên cơ hoành người mẹ khiến các mẹ cảm thấy khó thở hơn, vì thế khi bé tụt xuống sâu vùng khung xương chậu chuẩn bị ra đời, các bà bầu sẽ cảm giác thở thoải mái hơn, dễ dàng hơn, nhưng thay vào đó các mẹ lại cảm thấy tăng áp lực lên bàng quang dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Trẻ càng tụt xuống sâu vùng khung xương chậu thì càng gần tới ngày sinh nở.


6.Tiêu chảy


Đây có thể là dấu hiệu bạn sắp lâm bồn rồi đấy. Có thể bạn chưa biết, nhưng có rất nhiều chị em sau khi trải qua thời kì sinh nở đều chia sẻ điều này và cảm thấy điều đó hoàn toàn bình thường.


Nguyên nhân của chứng tiêu chảy trước khi sinh nở là do hóc – môn prostaglandin kích thích ruột. Trong trường hợp này, bạn cần tránh ăn những đồ ăn nhiều chất béo, tránh ăn quá nhiều. Nên uống nhiều nước và chuẩn bị sắn sàng tâm lý trước khi lâm bồn.


Nếu gặp những dấu hiện trên bạn và ông xã nên chuẩn bị đồ sơ sinh và  sẵn sàng cho sự ra đời của bé yêu nhé!


Để sinh con thông minh thì việc bổ sung đủ protein và các axit amin đầy đủ sẽ góp phần tạo nên những thành phần chính của tế bào não. Vì vậy ngay từ lúc có dấu hiệu mang thai, các mẹ bầu cần chú ý về dinh dưỡng để giúp tế bào não của trẻ phát triển, sinh con thông minh hơn.



Sắt


Sắt có vai trò rất quan trọng trong quá trình mang thai của phụ nữ. Bởi vì không chỉ đảm nhận vai trò quyết định trong quá trình tạo máu mà sắt cũng là thành phần ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Do đó nếu mẹ bầu thiếu sắt sẽ vừa gây nguy hiểm cho mẹ đồng thời tác động xấu đến trí tuệ của trẻ sau này.


Vì thế nếu mẹ bầu muốn con mình phát triển kỹ năng toàn diện hãy bổ sung lượng sắt vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm: thịt, cá, các loại ngũ cốc, họ nhà đậu, và các loại rau có lá màu xanh thẫm…


Axit folic


Thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não và tủy sống, gây ra những khuyết tật về hệ thần kinh của thai  nhi. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu cần tuyệt đối chú ý đến việc bổ sung axit folic.


Thiếu sắt hay thiếu axit folic sẽ dẫn đến thiếu máu. Đối với thai nhi thiếu máu do thiếu sắt và axit folic có thể gây suy dinh dưỡng bào thai, trẻ dễ bị sinh non, nhẹ cân. Ngoài ra thiếu máu trong quá trình mang thai còn ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng, thể lực và trí lực sau nay của trẻ, cũng như ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ.


Hiện nay Tổ chức y tế thế giới khuyễn cáo mọi phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày nhằm giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ.


Những thực phẩm sau đây chứa nhiều axit folic mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn: cà chua, quả bơ, hạt hướng dương, họ nhà cam quýt, trứng, bánh mỳ và ngũ cốc…


Nấm mèo


Nấm mèo rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho dạ dày. Nấm mèo còn giúp cầm máu, làm ẩm và nuôi dưỡng não. Khi mang thai, mẹ bầu ăn nhiều nấm mèo sẽ giúp hỗ trợ quá trình sinh sản và giúp làm lành vết thương.


Quả óc chó


Quả óc chó hay còn được gọi là quả trường thọ. Đây là loại quả được nhiều người yêu thích vì có tác dụng bổ dưỡng não. Vì vậy muốn sinh con thông minh, mẹ bầu nên ăn quả óc chó trong thời kì mang thai. Trong quả óc chó có chứa nhiều phospholipid giúp tăng cường sức khỏe, tạo máu và chữa lành vết thương.  Ngoài ra, mới đây, các bác sĩ còn nhận thấy rằng quả óc chó có tác dụng hỗ trợ trong việc chữa bệnh hen suyễn.


Chuối


Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai ăn chuối hàng ngày sẽ cung cấp đủ lượng kali, axit folic, vitamin B6… Đây là những chất giúp hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh thai nhi, tránh nứt đốt sống và những biến dạng thai  nhi. Việc bổ sung kali giúp bảo vệ tim mạch và đóng vai trò tạo các mô mạch máu. Vì vậy, phụ nữ mang thai hãy ăn chuối mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và thai nhi.


Bắp cải


Đây là loại rau xanh không chỉ rất tốt cho mẹ bầu mà còn có lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Trong bắp cải có chứa rất nhiều chất béo có lợi cho não. Không chỉ giúp tăng cường sự phát triển của bào thai cũng như phát triển trí tuệ của trẻ sau này mà bắp cải còn rất có lợi cho sức khỏe của người mẹ.


Táo


Táo rất giàu kẽm và có tác dụng tăng cường trí nhớ, thúc đẩy sự hoạt động tư duy hiệu quả. Có thể nói rằng, táo là loại quả cung cấp dinh dưỡng vô cùng toàn diện trong số tất cả những loại trái cây. Bởi vậy, khi mang thai, mẹ bầu có thể ăn táo mỗi ngày để cung cấp chất xơ và sinh con thông minh hơn.


Trứng


Trứng có chứa nhiều axit amin, lectin, canxi… có lợi cho sự phát triển của não. Tuy nhiên, vì trứng là loại thực phẩm khó tiêu hóa nên mẹ bầu chỉ nên ăn trứng với lượng vừa phải. Tránh ăn quá nhiều gây đầy bụng khó tiêu.

Dinh dưỡng để con thông minh

Để sinh con thông minh thì việc bổ sung đủ protein và các axit amin đầy đủ sẽ góp phần tạo nên những thành phần chính của tế bào não. Vì vậy ngay từ lúc có dấu hiệu mang thai, các mẹ bầu cần chú ý về dinh dưỡng để giúp tế bào não của trẻ phát triển, sinh con thông minh hơn.



Sắt


Sắt có vai trò rất quan trọng trong quá trình mang thai của phụ nữ. Bởi vì không chỉ đảm nhận vai trò quyết định trong quá trình tạo máu mà sắt cũng là thành phần ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Do đó nếu mẹ bầu thiếu sắt sẽ vừa gây nguy hiểm cho mẹ đồng thời tác động xấu đến trí tuệ của trẻ sau này.


Vì thế nếu mẹ bầu muốn con mình phát triển kỹ năng toàn diện hãy bổ sung lượng sắt vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm: thịt, cá, các loại ngũ cốc, họ nhà đậu, và các loại rau có lá màu xanh thẫm…


Axit folic


Thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não và tủy sống, gây ra những khuyết tật về hệ thần kinh của thai  nhi. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu cần tuyệt đối chú ý đến việc bổ sung axit folic.


Thiếu sắt hay thiếu axit folic sẽ dẫn đến thiếu máu. Đối với thai nhi thiếu máu do thiếu sắt và axit folic có thể gây suy dinh dưỡng bào thai, trẻ dễ bị sinh non, nhẹ cân. Ngoài ra thiếu máu trong quá trình mang thai còn ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng, thể lực và trí lực sau nay của trẻ, cũng như ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ.


Hiện nay Tổ chức y tế thế giới khuyễn cáo mọi phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày nhằm giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ.


Những thực phẩm sau đây chứa nhiều axit folic mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn: cà chua, quả bơ, hạt hướng dương, họ nhà cam quýt, trứng, bánh mỳ và ngũ cốc…


Nấm mèo


Nấm mèo rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho dạ dày. Nấm mèo còn giúp cầm máu, làm ẩm và nuôi dưỡng não. Khi mang thai, mẹ bầu ăn nhiều nấm mèo sẽ giúp hỗ trợ quá trình sinh sản và giúp làm lành vết thương.


Quả óc chó


Quả óc chó hay còn được gọi là quả trường thọ. Đây là loại quả được nhiều người yêu thích vì có tác dụng bổ dưỡng não. Vì vậy muốn sinh con thông minh, mẹ bầu nên ăn quả óc chó trong thời kì mang thai. Trong quả óc chó có chứa nhiều phospholipid giúp tăng cường sức khỏe, tạo máu và chữa lành vết thương.  Ngoài ra, mới đây, các bác sĩ còn nhận thấy rằng quả óc chó có tác dụng hỗ trợ trong việc chữa bệnh hen suyễn.


Chuối


Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai ăn chuối hàng ngày sẽ cung cấp đủ lượng kali, axit folic, vitamin B6… Đây là những chất giúp hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh thai nhi, tránh nứt đốt sống và những biến dạng thai  nhi. Việc bổ sung kali giúp bảo vệ tim mạch và đóng vai trò tạo các mô mạch máu. Vì vậy, phụ nữ mang thai hãy ăn chuối mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và thai nhi.


Bắp cải


Đây là loại rau xanh không chỉ rất tốt cho mẹ bầu mà còn có lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Trong bắp cải có chứa rất nhiều chất béo có lợi cho não. Không chỉ giúp tăng cường sự phát triển của bào thai cũng như phát triển trí tuệ của trẻ sau này mà bắp cải còn rất có lợi cho sức khỏe của người mẹ.


Táo


Táo rất giàu kẽm và có tác dụng tăng cường trí nhớ, thúc đẩy sự hoạt động tư duy hiệu quả. Có thể nói rằng, táo là loại quả cung cấp dinh dưỡng vô cùng toàn diện trong số tất cả những loại trái cây. Bởi vậy, khi mang thai, mẹ bầu có thể ăn táo mỗi ngày để cung cấp chất xơ và sinh con thông minh hơn.


Trứng


Trứng có chứa nhiều axit amin, lectin, canxi… có lợi cho sự phát triển của não. Tuy nhiên, vì trứng là loại thực phẩm khó tiêu hóa nên mẹ bầu chỉ nên ăn trứng với lượng vừa phải. Tránh ăn quá nhiều gây đầy bụng khó tiêu.


Dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý


Từ khi nhận thấy những dấu hiệu có thai đầu tiên thì điều quan trọng nhất của bạn lúc này là phải thiết kế cho mình một thực đơn ăn uống thật đầy đủ chất dinh dưỡng. Dinh dưỡng cho bà bầu được chọn nên đa dạng và hợp lý. Các chuyên gia y tế của Úc khuyên mẹ bầu nên:


- Ăn thật nhiều các loại rau, các loại đậu (đậu xanh và đậu lăng) và trái cây tươi mỗi ngày.


- Ăn nhiều ngũ cốc (gồm khoai, bánh mì, mì ống, gạo…)


- Ăn nhiều thịt nạc, cá, thịt gia cầm.


- Không nên bỏ qua sữa, các chế phẩm từ sữa (sữa chua, pho mát, váng sữa).


- Uống nhiều nước trong ngày.



Bạn nên chọn thực phẩm ít muối, ăn một lượng đường vừa phải .


Dinh dưỡng cho bà bầu được khuyến nghị trung bình mỗi ngày cần thêm 300 calo trong chế độ ăn uống của mình cho tam cá nguyệt đầu tiên, 600 calo trong tam cá nguyệt thứ hai và 900 calo trong ba tháng cuối.


Đồ ăn nhẹ lành mạnh cho mang thai 3 tháng đầu đó là: Một lát bánh mì nâu hoặc bánh mì nho khô; một quả táo, cam, chuối, hoặc dâu tây; một quả trứng luộc; nửa hộp sữa chua.


Trong các tam cá nguyệt tiếp theo, bạn tiếp tục bố trí ăn lượng tăng nhiều hơn với số lượng và số lần.


Trong vài tuần đầu tiên, sự thèm ăn của bạn có thể bị giảm đi đáng kể và bạn cảm thấy buồn nôn hoặc mệt mỏi. Trong phần giữa của thai kỳ sự thèm ăn của bạn giống như trước khi có thai hoặc tăng nhẹ. Đến cuối thai kỳ, sự thèm ăn của bạn bắt đầu tăng lên rõ rệt. Nếu bạn bị ợ nóng hoặc đầy bụng sau khi ăn, bạn nên chia nhỏ hơn nữa bữa ăn của mình.


Quy tắc quan trọng dành cho bạn đó là hãy ăn khi đói và tuyệt đối không nên cố ăn cho hai người.


Vitamin cần bổ sung


Thật tuyệt và may mắn nếu bạn không bị ốm nghén, bạn thoải mái có thể ăn những đồ ăn mà mình muốn, và tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn bị nghén, bạn đều bị nôn mỗi khi ăn xong, bạn cần phải bổ sung thêm vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ.


Axit folic là một trong những vitamin cực kỳ quan trong trong ba tháng đầu của thai kỳ. Thiếu chất này (có sẵn trong ngũ cốc, gan động vật, rau mầu xanh đậm), đứa trẻ sinh ra có khả năng cao bị bệnh có liên quan tới dị tật bẩm sinh ống thần kinh như nứt đốt sống.


Bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung vitamin này hàng ngày cho đến khi bạn mang thai được ba tháng.


Sắt và Canxi cũng là khoáng chất vô cùng quan trọng cho bà bầu. Iốt là điều vô cùng cần thiết cho sự phát triển não bộ và chức năng tuyến giáp được hình thành của bé.


Sắt có nhiều trong gan động vật, tôm cua, vừng, đậu xanh, rau muống…, Canxi có trong cải chíp, con hàu, chuối, kiwi, súp lơ xanh, rau chân vịt…


Nếu bạn là một người ăn chay, là người mắc bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường thai kỳ, thiếu máu, hoặc nếu bạn có lịch sử sinh non… hãy nói rõ điều này với bác sĩ của bạn. Bạn cần phải được bổ sung Vitamin A (gan, cá biển, bơ, trứng, sữa) với số lượng hợp lý.


Dinh dưỡng cho bà bầu: những thực phẩm cần tránh


Có một số loại thực phẩm mà bà bầu cần tránh bởi các bác sĩ nhận định thực phẩm này không an toàn cho sự phát triển kỹ năng của trẻ.


- Hải sản, sushi, cá… Tuy cá là một nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất nhưng bạn vẫn nên đề phòng bởi mức độ thủy ngân có trong cá không thấp.


- Pate, thịt tái, trứng trần… tất cả đều là những thực phẩm có thể chứa nguồn vi khuẩn gây hại cho đứa con chưa sinh của bạn


- Rượu: Khuyến cáo của chuyên gia y tế Úc, bà bầu nên nói không với rượu, các chất kích thích như cafe.


- Hút thuốc: Nếu bạn đang có bầu, bạn hãy chấm dứt sử dụng thuốc, càng sớm càng tốt.


Ăn kiêng khi mang thai


Chế độ ăn kiêng trong thời kỳ mang thai có thể làm hại bạn và gây hại cho sự phát triển của em bé. Chế độ ăn kiêng không đảm bảo bạn được nạp đầy đủ vitamin và khoáng chất hợp lý. Bạn nên nhớ rằng, tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực cho thấy bạn đang có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.


Nếu bạn đang thừa cân, bạn có thể cải thiện chế độ ăn uống của mình bằng cách cắt giảm thực phẩm giàu chất béo, đường và tham gia một số bài tập thể dục hợp lý.


Cân nặng hợp lý


Cách tăng cân tốt nhất đó là tăng từ từ dần dần. Bạn nên đạt được khoảng tăng 11 đến 14 kg, 18 đến 20 kg nếu bạn đang mang thai đôi. Bạn nên tập trung vào một chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều tinh bột, trái cây rau quả, protein, sữa và thực phẩm từ sữa,…


Bạn không cần phải từ bỏ tất cả các món ăn ưa thích chỉ vì bạn đang mang thai. Tuy nhiên, dinh dưỡng cho bà bầu không nên bao gồm thực phẩm và đồ ăn nhẹ nhiều muối, nhiều chất béo và đường.

Dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý

Dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý


Từ khi nhận thấy những dấu hiệu có thai đầu tiên thì điều quan trọng nhất của bạn lúc này là phải thiết kế cho mình một thực đơn ăn uống thật đầy đủ chất dinh dưỡng. Dinh dưỡng cho bà bầu được chọn nên đa dạng và hợp lý. Các chuyên gia y tế của Úc khuyên mẹ bầu nên:


- Ăn thật nhiều các loại rau, các loại đậu (đậu xanh và đậu lăng) và trái cây tươi mỗi ngày.


- Ăn nhiều ngũ cốc (gồm khoai, bánh mì, mì ống, gạo…)


- Ăn nhiều thịt nạc, cá, thịt gia cầm.


- Không nên bỏ qua sữa, các chế phẩm từ sữa (sữa chua, pho mát, váng sữa).


- Uống nhiều nước trong ngày.



Bạn nên chọn thực phẩm ít muối, ăn một lượng đường vừa phải .


Dinh dưỡng cho bà bầu được khuyến nghị trung bình mỗi ngày cần thêm 300 calo trong chế độ ăn uống của mình cho tam cá nguyệt đầu tiên, 600 calo trong tam cá nguyệt thứ hai và 900 calo trong ba tháng cuối.


Đồ ăn nhẹ lành mạnh cho mang thai 3 tháng đầu đó là: Một lát bánh mì nâu hoặc bánh mì nho khô; một quả táo, cam, chuối, hoặc dâu tây; một quả trứng luộc; nửa hộp sữa chua.


Trong các tam cá nguyệt tiếp theo, bạn tiếp tục bố trí ăn lượng tăng nhiều hơn với số lượng và số lần.


Trong vài tuần đầu tiên, sự thèm ăn của bạn có thể bị giảm đi đáng kể và bạn cảm thấy buồn nôn hoặc mệt mỏi. Trong phần giữa của thai kỳ sự thèm ăn của bạn giống như trước khi có thai hoặc tăng nhẹ. Đến cuối thai kỳ, sự thèm ăn của bạn bắt đầu tăng lên rõ rệt. Nếu bạn bị ợ nóng hoặc đầy bụng sau khi ăn, bạn nên chia nhỏ hơn nữa bữa ăn của mình.


Quy tắc quan trọng dành cho bạn đó là hãy ăn khi đói và tuyệt đối không nên cố ăn cho hai người.


Vitamin cần bổ sung


Thật tuyệt và may mắn nếu bạn không bị ốm nghén, bạn thoải mái có thể ăn những đồ ăn mà mình muốn, và tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn bị nghén, bạn đều bị nôn mỗi khi ăn xong, bạn cần phải bổ sung thêm vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ.


Axit folic là một trong những vitamin cực kỳ quan trong trong ba tháng đầu của thai kỳ. Thiếu chất này (có sẵn trong ngũ cốc, gan động vật, rau mầu xanh đậm), đứa trẻ sinh ra có khả năng cao bị bệnh có liên quan tới dị tật bẩm sinh ống thần kinh như nứt đốt sống.


Bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung vitamin này hàng ngày cho đến khi bạn mang thai được ba tháng.


Sắt và Canxi cũng là khoáng chất vô cùng quan trọng cho bà bầu. Iốt là điều vô cùng cần thiết cho sự phát triển não bộ và chức năng tuyến giáp được hình thành của bé.


Sắt có nhiều trong gan động vật, tôm cua, vừng, đậu xanh, rau muống…, Canxi có trong cải chíp, con hàu, chuối, kiwi, súp lơ xanh, rau chân vịt…


Nếu bạn là một người ăn chay, là người mắc bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường thai kỳ, thiếu máu, hoặc nếu bạn có lịch sử sinh non… hãy nói rõ điều này với bác sĩ của bạn. Bạn cần phải được bổ sung Vitamin A (gan, cá biển, bơ, trứng, sữa) với số lượng hợp lý.


Dinh dưỡng cho bà bầu: những thực phẩm cần tránh


Có một số loại thực phẩm mà bà bầu cần tránh bởi các bác sĩ nhận định thực phẩm này không an toàn cho sự phát triển kỹ năng của trẻ.


- Hải sản, sushi, cá… Tuy cá là một nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất nhưng bạn vẫn nên đề phòng bởi mức độ thủy ngân có trong cá không thấp.


- Pate, thịt tái, trứng trần… tất cả đều là những thực phẩm có thể chứa nguồn vi khuẩn gây hại cho đứa con chưa sinh của bạn


- Rượu: Khuyến cáo của chuyên gia y tế Úc, bà bầu nên nói không với rượu, các chất kích thích như cafe.


- Hút thuốc: Nếu bạn đang có bầu, bạn hãy chấm dứt sử dụng thuốc, càng sớm càng tốt.


Ăn kiêng khi mang thai


Chế độ ăn kiêng trong thời kỳ mang thai có thể làm hại bạn và gây hại cho sự phát triển của em bé. Chế độ ăn kiêng không đảm bảo bạn được nạp đầy đủ vitamin và khoáng chất hợp lý. Bạn nên nhớ rằng, tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực cho thấy bạn đang có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.


Nếu bạn đang thừa cân, bạn có thể cải thiện chế độ ăn uống của mình bằng cách cắt giảm thực phẩm giàu chất béo, đường và tham gia một số bài tập thể dục hợp lý.


Cân nặng hợp lý


Cách tăng cân tốt nhất đó là tăng từ từ dần dần. Bạn nên đạt được khoảng tăng 11 đến 14 kg, 18 đến 20 kg nếu bạn đang mang thai đôi. Bạn nên tập trung vào một chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều tinh bột, trái cây rau quả, protein, sữa và thực phẩm từ sữa,…


Bạn không cần phải từ bỏ tất cả các món ăn ưa thích chỉ vì bạn đang mang thai. Tuy nhiên, dinh dưỡng cho bà bầu không nên bao gồm thực phẩm và đồ ăn nhẹ nhiều muối, nhiều chất béo và đường.


Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm không chỉ có sữa mà sẽ phong phú hơn rất nhiều. Bé có thể ăn nhiều thực phẩm khác nhau, song có một số thực phẩm bạn nên để con lớn hơn chút nữa hãy sử dụng. Cho dù những thực phẩm đó có thể giàu chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe con người nói chung nhưng chưa chắc đã phù hợp với trẻ em  trong thời kỳ tập ăn dặm. Cùng điểm qua các loại thực phẩm không phù hợp với bé giai đoạn ăn dặm này.



Muối


Không cần thêm nhiều muối vào thức ăn của trẻ, vì thực sự muối không hề tốt cho sức khỏe của trẻ con. Bộ y tế của Anh đã đưa ra khuyến cáo đối với trẻ em từ 1 tuổi trở lên mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 1g muối tương đương với 0,4mg natri. Do vậy bạn nên kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm những thực phẩm chế biến sẵn của trẻ để biết được hàm lượng muối có trong đó.


Nếu bạn e sợ thức ăn của con “nhạt nhẽo” bạn có thể thêm một vài loại thảo mộc hoặc một chút bơ vào cháo hoặc súp của con. Điều này sẽ giúp gia tăng hương vị của món ăn mà không cần nhờ đến muối hay chất làm mặn khác.


Mật ong


 


Mật ong dùng để ăn kèm với bánh mì nướng quả thật là rất ngon, tuy nhiên nếu con bạn đang trong thời kỳ tập ăn dặm thì nhất định phải tránh không cho con dùng loại thực phẩm này. Vì những vi khuẩn gây ngộ độc (có nguồn gốc từ chính những con ong) có thể lây lan sang mật. Và nếu con bạn sử dụng loại mật ong đã nhiễm khuẩn này con sẽ dễ mắc bệnh hơn những đứa trẻ khác.


 


Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, mật ong có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.  Vì vậy, khi bé trên 1 tuổi cha mẹ mới nên cho mật ong vào thực đơn cho bé và thăm dò phản ứng của con.


Sữa bò


Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn nữa, dạ dày của trẻ cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu.


 


Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu trong gia đình có “tiền sử” mắc bệnh tiểu đường. Vậy nên tốt nhất là cho trẻ uống sữa bò khi bé được 1 tuổi trở lên.


Đậu phộng


 


Vấn đề sử dụng các loại hạt trong các món ăn dễ gây ra nguy cơ ngẹt thở đối với con. Do đó bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn những món ăn còn nguyên hạt như đậu phộng. Riêng bơ đậu phộng thì có thể dùng lúc bé được 10 tháng tuổi. Nếu ai đó trong gia đình bạn có tiền sử về các bệnh liên quan tới dị ứng với các loại hạt thì nên cho em bé đi xét nghiệm dị ứng trước khi dùng.


Pate


Không nên cho pate vào thực đơn cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm vì trong pate có nguy cơ nhiễm vi khuẩn listeria rất cao, loại vi khuẩn này sẽ hình thành bệnh listeriosis – có thể nói nó là một dạng ngộ độc thực phẩm.


Động vật có vỏ


Cố gắng chờ đợi để đến khi con tròn 1 tuổi mới cho con ăn những món ăn được chế biến từ động vật có vỏ như ngao, ốc, trai… Việc này phải cẩn thận như là khi bạn tránh sử dụng những thực phẩm này ở thời kỳ đầu mang thai vậy. Sau giai đoạn 1 tuổi, bạn có thể cho con ăn từng loại khác nhau để xem con thích loại nào cũng như kiểm tra khả năng bị dị ứng của con với những loại thực phẩm đó.


Phô mai mềm


Nên bỏ qua những loại phô mai mềm như Brie, Camembert trong năm đầu tiên của bé. Kể cả là cheddar, đó cũng chưa hẳn là loại phô mai tốt cho các con. Những loại phô mai mềm này thường chứa listeria dễ gây ra các bệnh về tiêu hóa cho trẻ.


Thực phẩm có nhiều đường


Không phải vì bé chưa mọc răng mà bạn để con ăn vô tội vạ đồ ngọt, như thế dễ khiến lượng đường trong máu tăng, dẫn tới bệnh béo phì. Thêm vào đó vấn đề sức khỏe răng miệng bạn cũng cần chú ý không chỉ đối với răng của trẻ mà còn cần chăm sóc tốt cả nướu nữa.


Một số loại cá


Không nên dùng cá quá nhiều trong thực đơn ăn dặm cua bé, những loại cá thịt trắng thì hoàn toàn tốt nhưng không nên ăn nhiều cá kiếm vì hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dầu cá như dầu cá hồi, cá ngừ (phiên bản không đóng hộp) giúp phát triển não bộ, bảo vệ chống lại các bệnh lâu ngày không khỏi. Nhưng cùng không nên sử dụng nhiều, 2 phần dầu cá trên 1 tuần là phù hợp, vì chúng có thể chứa nhiều thủy ngân.

Thực phẩm bé cần tránh khi cho bé ăn dặm

Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm không chỉ có sữa mà sẽ phong phú hơn rất nhiều. Bé có thể ăn nhiều thực phẩm khác nhau, song có một số thực phẩm bạn nên để con lớn hơn chút nữa hãy sử dụng. Cho dù những thực phẩm đó có thể giàu chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe con người nói chung nhưng chưa chắc đã phù hợp với trẻ em  trong thời kỳ tập ăn dặm. Cùng điểm qua các loại thực phẩm không phù hợp với bé giai đoạn ăn dặm này.



Muối


Không cần thêm nhiều muối vào thức ăn của trẻ, vì thực sự muối không hề tốt cho sức khỏe của trẻ con. Bộ y tế của Anh đã đưa ra khuyến cáo đối với trẻ em từ 1 tuổi trở lên mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 1g muối tương đương với 0,4mg natri. Do vậy bạn nên kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm những thực phẩm chế biến sẵn của trẻ để biết được hàm lượng muối có trong đó.


Nếu bạn e sợ thức ăn của con “nhạt nhẽo” bạn có thể thêm một vài loại thảo mộc hoặc một chút bơ vào cháo hoặc súp của con. Điều này sẽ giúp gia tăng hương vị của món ăn mà không cần nhờ đến muối hay chất làm mặn khác.


Mật ong


 


Mật ong dùng để ăn kèm với bánh mì nướng quả thật là rất ngon, tuy nhiên nếu con bạn đang trong thời kỳ tập ăn dặm thì nhất định phải tránh không cho con dùng loại thực phẩm này. Vì những vi khuẩn gây ngộ độc (có nguồn gốc từ chính những con ong) có thể lây lan sang mật. Và nếu con bạn sử dụng loại mật ong đã nhiễm khuẩn này con sẽ dễ mắc bệnh hơn những đứa trẻ khác.


 


Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, mật ong có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.  Vì vậy, khi bé trên 1 tuổi cha mẹ mới nên cho mật ong vào thực đơn cho bé và thăm dò phản ứng của con.


Sữa bò


Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn nữa, dạ dày của trẻ cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu.


 


Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu trong gia đình có “tiền sử” mắc bệnh tiểu đường. Vậy nên tốt nhất là cho trẻ uống sữa bò khi bé được 1 tuổi trở lên.


Đậu phộng


 


Vấn đề sử dụng các loại hạt trong các món ăn dễ gây ra nguy cơ ngẹt thở đối với con. Do đó bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn những món ăn còn nguyên hạt như đậu phộng. Riêng bơ đậu phộng thì có thể dùng lúc bé được 10 tháng tuổi. Nếu ai đó trong gia đình bạn có tiền sử về các bệnh liên quan tới dị ứng với các loại hạt thì nên cho em bé đi xét nghiệm dị ứng trước khi dùng.


Pate


Không nên cho pate vào thực đơn cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm vì trong pate có nguy cơ nhiễm vi khuẩn listeria rất cao, loại vi khuẩn này sẽ hình thành bệnh listeriosis – có thể nói nó là một dạng ngộ độc thực phẩm.


Động vật có vỏ


Cố gắng chờ đợi để đến khi con tròn 1 tuổi mới cho con ăn những món ăn được chế biến từ động vật có vỏ như ngao, ốc, trai… Việc này phải cẩn thận như là khi bạn tránh sử dụng những thực phẩm này ở thời kỳ đầu mang thai vậy. Sau giai đoạn 1 tuổi, bạn có thể cho con ăn từng loại khác nhau để xem con thích loại nào cũng như kiểm tra khả năng bị dị ứng của con với những loại thực phẩm đó.


Phô mai mềm


Nên bỏ qua những loại phô mai mềm như Brie, Camembert trong năm đầu tiên của bé. Kể cả là cheddar, đó cũng chưa hẳn là loại phô mai tốt cho các con. Những loại phô mai mềm này thường chứa listeria dễ gây ra các bệnh về tiêu hóa cho trẻ.


Thực phẩm có nhiều đường


Không phải vì bé chưa mọc răng mà bạn để con ăn vô tội vạ đồ ngọt, như thế dễ khiến lượng đường trong máu tăng, dẫn tới bệnh béo phì. Thêm vào đó vấn đề sức khỏe răng miệng bạn cũng cần chú ý không chỉ đối với răng của trẻ mà còn cần chăm sóc tốt cả nướu nữa.


Một số loại cá


Không nên dùng cá quá nhiều trong thực đơn ăn dặm cua bé, những loại cá thịt trắng thì hoàn toàn tốt nhưng không nên ăn nhiều cá kiếm vì hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dầu cá như dầu cá hồi, cá ngừ (phiên bản không đóng hộp) giúp phát triển não bộ, bảo vệ chống lại các bệnh lâu ngày không khỏi. Nhưng cùng không nên sử dụng nhiều, 2 phần dầu cá trên 1 tuần là phù hợp, vì chúng có thể chứa nhiều thủy ngân.


Dinh dưỡng trong lúc mang thai 3 tháng đầu là rất quan trọng đối với bà bầu vì đây là giai đoạn ốm nghén nhiều nhất và dễ xảy thai nhất. Hãy cùng với các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn  về chế độ dinh dưỡng nên ăn gì và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu mang thai  nhé.



Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu


Kể từ lúc nhận thấy những dấu hiệu có thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.


Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng sản phụ, quá trình mang thai là thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của người phụ nữ. Thai phụ có “đặc quyền” được đòi hỏi bất cứ đồ ăn, thức uống gì và vào bất cứ thời điểm nào (kể cả nửa đêm) mà người nhà vẫn phải chiều vì “chứng ăn dở” của bà bầu.


Tuy nhiên, lời khuyên cho chị em là nên tạm hoãn những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ, vì ăn vào ngon miệng một người mà tới hai người “khổ”. Có trường hợp mẹ không muốn ăn nhưng cũng phải cố ăn để cho bé yêu trong bụng có đầy đủ dưỡng chất. Đôi khi các bà mẹ cũng biết những gì là tốt, cần cho con nhưng vì ốm nghén hay “nuông chiều” bản thân trong giai đoạn mang thai vất vả nên chỉ ăn những gì mình thích.


Bên cạnh đó, thai phụ nên cân nhắc và lựa chọn thực phẩm xanh, sạch, tốt cho bé cũng như cho mẹ cùng quá trình chuyển dạ. Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai sẽ là món quà tốt nhất cho bé con sắp chào đời.


3 tháng đầu thai kỳ thường là giai đoạn khá khó khăn với những phụ nữ lần đầu mang thai vì có thể bị nghén, ăn không được, ói… Trong khi đó dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể bé chưa nhiều. Trong giai đoạn này, khi ăn uống mẹ chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5-6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. Có thể bổ sung thêm thuốc bổ (sắt, acid folic, B12)


Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…


Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.


Trước và trong khi mang thai, bà mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Ví dụ thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sữ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.


Phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.


Phụ nữ có thai không nên sử dụng những thực phẩm đã được xác nhận là gây nguy hiểm cho thai nhi. Ví dụ như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn. Ăn ít hoặc không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…


Phụ nữ có thai không nên uống rượu và dồ uống có cồn. Cồn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.


Mang thai 3 tháng đầu cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafeincos thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.

Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu

Dinh dưỡng trong lúc mang thai 3 tháng đầu là rất quan trọng đối với bà bầu vì đây là giai đoạn ốm nghén nhiều nhất và dễ xảy thai nhất. Hãy cùng với các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn  về chế độ dinh dưỡng nên ăn gì và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu mang thai  nhé.



Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu


Kể từ lúc nhận thấy những dấu hiệu có thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.


Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng sản phụ, quá trình mang thai là thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của người phụ nữ. Thai phụ có “đặc quyền” được đòi hỏi bất cứ đồ ăn, thức uống gì và vào bất cứ thời điểm nào (kể cả nửa đêm) mà người nhà vẫn phải chiều vì “chứng ăn dở” của bà bầu.


Tuy nhiên, lời khuyên cho chị em là nên tạm hoãn những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ, vì ăn vào ngon miệng một người mà tới hai người “khổ”. Có trường hợp mẹ không muốn ăn nhưng cũng phải cố ăn để cho bé yêu trong bụng có đầy đủ dưỡng chất. Đôi khi các bà mẹ cũng biết những gì là tốt, cần cho con nhưng vì ốm nghén hay “nuông chiều” bản thân trong giai đoạn mang thai vất vả nên chỉ ăn những gì mình thích.


Bên cạnh đó, thai phụ nên cân nhắc và lựa chọn thực phẩm xanh, sạch, tốt cho bé cũng như cho mẹ cùng quá trình chuyển dạ. Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai sẽ là món quà tốt nhất cho bé con sắp chào đời.


3 tháng đầu thai kỳ thường là giai đoạn khá khó khăn với những phụ nữ lần đầu mang thai vì có thể bị nghén, ăn không được, ói… Trong khi đó dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể bé chưa nhiều. Trong giai đoạn này, khi ăn uống mẹ chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5-6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. Có thể bổ sung thêm thuốc bổ (sắt, acid folic, B12)


Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…


Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.


Trước và trong khi mang thai, bà mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Ví dụ thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sữ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.


Phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.


Phụ nữ có thai không nên sử dụng những thực phẩm đã được xác nhận là gây nguy hiểm cho thai nhi. Ví dụ như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn. Ăn ít hoặc không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…


Phụ nữ có thai không nên uống rượu và dồ uống có cồn. Cồn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.


Mang thai 3 tháng đầu cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafeincos thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.


Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không làm tổ ở tử cung mà chỉ dừng lại ở cổ tử cung. Mang thai ngoài tử cung là mối hiểm họa rất lớn khiến nhiều chị em lo sợ, nếu không xử lý sớm sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ.



Mang thai ngoài tử cung là một hiện tượng thai nghén bất thường, nếu điều trị muộn, thai có thể bị vỡ, chảy máu nhiều dễ dẫn đến vô sinh.


Thông thường, ở các tuần đầu, rất khó để nhận thấy các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Một số chị em có biểu hiện như ra máu ở âm đạo hoặc đau vùng bụng dưới. Nhưng đây cũng có thể dễ bị nhầm lẫn với việc đến kỳ kinh nguyệt nên nhiều chị em không chú ý. Hầu hết các trường hợp phát hiện mang thai ngoài tử cung là qua siêu âm. Tuy  nhiên, bạn có thể nhận biết thai ngoài tử cung qua các triệu chứng có thai sau:


Ốm nghén trầm trọng


Ốm nghén là dấu hiệu có thai phổ biến nhất ở chị em. Tuy nhiên, hiện tượng ốm nghén trầm trọng khi nôn, buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, kiệt sức…Thì mang thai ngoài tử cung là điều rất đáng ngờ.


Đau bụng


Nguyên nhân thường là do tình trạng căng dãn của vòi trứng, gây ra đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn. Ban đầu có thể thấy đau âm ỉ, tuy nhiên cơn đau sẽ tăng dần và sẽ đau dữ dội khi vòi trứng bị vỡ. Khi đó, sản phụ sẽ có cảm giác mệt lả, da xanh xao, thậm chí dẫn đến hôn mê.


Xuất huyết âm đạo


Xuất huyết âm đạo thường xuất hiện muộn hơn so với 2 triệu chứng trên, do khi thai phát triển trong vòi trứng có thể gây rạn nứt. Sản phụ có thể thấy ra một ít máu sậm màu và kéo dài. Trong trường hợp xuất huyết nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong ở sản phụ do không tự cầm máu được.


Khi đã xác định là có thai những và nhận biết những triệu chứng trên bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và xác định tình trạng, vi trí của thai (trong ống dẫn trứng, cổ tử cung, ổ bụng, buồng trứng) ngoài tử cung để có phương pháp xử lý kịp thời tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không làm tổ ở tử cung mà chỉ dừng lại ở cổ tử cung. Mang thai ngoài tử cung là mối hiểm họa rất lớn khiến nhiều chị em lo sợ, nếu không xử lý sớm sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ.



Mang thai ngoài tử cung là một hiện tượng thai nghén bất thường, nếu điều trị muộn, thai có thể bị vỡ, chảy máu nhiều dễ dẫn đến vô sinh.


Thông thường, ở các tuần đầu, rất khó để nhận thấy các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Một số chị em có biểu hiện như ra máu ở âm đạo hoặc đau vùng bụng dưới. Nhưng đây cũng có thể dễ bị nhầm lẫn với việc đến kỳ kinh nguyệt nên nhiều chị em không chú ý. Hầu hết các trường hợp phát hiện mang thai ngoài tử cung là qua siêu âm. Tuy  nhiên, bạn có thể nhận biết thai ngoài tử cung qua các triệu chứng có thai sau:


Ốm nghén trầm trọng


Ốm nghén là dấu hiệu có thai phổ biến nhất ở chị em. Tuy nhiên, hiện tượng ốm nghén trầm trọng khi nôn, buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, kiệt sức…Thì mang thai ngoài tử cung là điều rất đáng ngờ.


Đau bụng


Nguyên nhân thường là do tình trạng căng dãn của vòi trứng, gây ra đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn. Ban đầu có thể thấy đau âm ỉ, tuy nhiên cơn đau sẽ tăng dần và sẽ đau dữ dội khi vòi trứng bị vỡ. Khi đó, sản phụ sẽ có cảm giác mệt lả, da xanh xao, thậm chí dẫn đến hôn mê.


Xuất huyết âm đạo


Xuất huyết âm đạo thường xuất hiện muộn hơn so với 2 triệu chứng trên, do khi thai phát triển trong vòi trứng có thể gây rạn nứt. Sản phụ có thể thấy ra một ít máu sậm màu và kéo dài. Trong trường hợp xuất huyết nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong ở sản phụ do không tự cầm máu được.


Khi đã xác định là có thai những và nhận biết những triệu chứng trên bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và xác định tình trạng, vi trí của thai (trong ống dẫn trứng, cổ tử cung, ổ bụng, buồng trứng) ngoài tử cung để có phương pháp xử lý kịp thời tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.


1. Da sậm màu



Khoảng 70% phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị mụn trứng cá và da sậm màu. Các vùng da sậm màu thường xuất hiện rất “vô duyên” quanh môi trên, mũi, trán, cằm hoặc những vùng da khác trên cơ thể.


Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi có dấu hiệu mang thai, kích thích cơ thể sản xuất tạm thời melanin – chất có thể làm biến đổi màu sắc của da, tóc và mắt. Khoảng vài tháng sau sinh, các hắc tố này sẽ giảm thiểu, làn da sẽ trở lại thể trạng ban đầu. Tuy nhiên, với một số người, sự thay đổi này không tự nhiên biến mất, lúc đó, họ sẽ phải tiếp tục chung sống với những đám da sậm màu trên cơ thể.


2. Bỗng dưng bị rôm sảy như em bé


Người ta vẫn tin rằng hiện tượng rôm sảy chỉ xuất hiện ở các bé nhưng nhiều người lớn, kể cả phụ nữ mang thai cũng phải đối mặt với tình trạng này. Nguyên nhân là do sự tăng thân nhiệt khi có thai, làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi, do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau (ở vùng da gấp) hoặc do da với quần áo.


Rôm sảy có thể bắt nguồn từ sự kích ứng nhẹ với làn da, nhiều khi thai phụ cũng không để ý tới. Những vùng da bị nổi rôm phổ biến là: dưới ngực, bụng dưới, đùi trong, lưng…


3. Nhiều lông


Sự thay đổi về lông tơ trên cơ thể cũng là dấu hiệu có thai thường gặp. Những đám lông dày, sậm màu có thể xuất hiện ở vùng tiếp giáp giữa môi trên và mũi. Nguyên nhân là do tăng hàm lượng hormone adrogen khi mang bầu.


4. Són tiểu


Một số mẹ bầu có hiện tượng són tiểu khi hắt hơi hay cười lớn. Nguyên nhân là do áp lực của thai nhi đè lên bàng quang mẹ khiến bạn xuất hiện dấu hiệu són tiểu. Vì vậy lời khuyên cho các mẹ bầu là cần đi tiểu ngay khi có thể. Càng giữ nước tiểu trong người, bạn càng dễ bị són.


Bạn cũng có thể dùng miếng lót nhỏ, chất liệu thấm hút tốt đặt dưới đáy quần lót (không phải băng vệ sinh). Ngoài ra, bạn cần thử bài tập Kegel, giúp chắc khỏe cơ xương chậu, ngăn ngừa són tiểu.


5. Không kiểm soát được “xì hơi”


Thỉnh thoảng, bạn có cảm giác đầy và đau ở bụng bầu, kết quả là “xì hơi” khiến bạn xấu hổ. Nguyên nhân là do hoạt động đường ruột chậm đi khi mang bầu do ảnh hưởng của quá trình tuần hoàn progesterone trong cơ thể.


Để tránh hiện tượng này, mẹ bầu nên hạn chế ăn súp lơ xanh, cải bắp, hành tỏi, gia vị vì đây là một trong những thủ phạm khiến bạn dễ bị “xì hơi”. Nếu tình hình không được cải thiện, bạn cần đi khám.


6. Chảy dãi như trẻ con


Một số bà bầu tăng tiết nước bọt, có thể kèm theo chảy máu chân răng, nhất là sau khi đánh răng xong. Chính sự thay đổi hormone khi mang thai là nguyên nhân khiến lợi bị tổn thương; tuy nhiên, các chuyên gia chưa khẳng định, thay đổi hormone là yếu tố làm tăng tiết nước bọt.


Vì vậy mẹ bầu nên giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận. Tăng tiết nước bọt là dấu hiệu không gây hại cho sức khỏe và nó sẽ biến mất sau sinh; vì thế, bạn cần hạn chế thức ăn giàu tinh bột; uống đủ nước lọc, đặc biệt là nước chanh.

Những thay đổi kỳ quoặc khi có thai

1. Da sậm màu



Khoảng 70% phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị mụn trứng cá và da sậm màu. Các vùng da sậm màu thường xuất hiện rất “vô duyên” quanh môi trên, mũi, trán, cằm hoặc những vùng da khác trên cơ thể.


Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi có dấu hiệu mang thai, kích thích cơ thể sản xuất tạm thời melanin – chất có thể làm biến đổi màu sắc của da, tóc và mắt. Khoảng vài tháng sau sinh, các hắc tố này sẽ giảm thiểu, làn da sẽ trở lại thể trạng ban đầu. Tuy nhiên, với một số người, sự thay đổi này không tự nhiên biến mất, lúc đó, họ sẽ phải tiếp tục chung sống với những đám da sậm màu trên cơ thể.


2. Bỗng dưng bị rôm sảy như em bé


Người ta vẫn tin rằng hiện tượng rôm sảy chỉ xuất hiện ở các bé nhưng nhiều người lớn, kể cả phụ nữ mang thai cũng phải đối mặt với tình trạng này. Nguyên nhân là do sự tăng thân nhiệt khi có thai, làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi, do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau (ở vùng da gấp) hoặc do da với quần áo.


Rôm sảy có thể bắt nguồn từ sự kích ứng nhẹ với làn da, nhiều khi thai phụ cũng không để ý tới. Những vùng da bị nổi rôm phổ biến là: dưới ngực, bụng dưới, đùi trong, lưng…


3. Nhiều lông


Sự thay đổi về lông tơ trên cơ thể cũng là dấu hiệu có thai thường gặp. Những đám lông dày, sậm màu có thể xuất hiện ở vùng tiếp giáp giữa môi trên và mũi. Nguyên nhân là do tăng hàm lượng hormone adrogen khi mang bầu.


4. Són tiểu


Một số mẹ bầu có hiện tượng són tiểu khi hắt hơi hay cười lớn. Nguyên nhân là do áp lực của thai nhi đè lên bàng quang mẹ khiến bạn xuất hiện dấu hiệu són tiểu. Vì vậy lời khuyên cho các mẹ bầu là cần đi tiểu ngay khi có thể. Càng giữ nước tiểu trong người, bạn càng dễ bị són.


Bạn cũng có thể dùng miếng lót nhỏ, chất liệu thấm hút tốt đặt dưới đáy quần lót (không phải băng vệ sinh). Ngoài ra, bạn cần thử bài tập Kegel, giúp chắc khỏe cơ xương chậu, ngăn ngừa són tiểu.


5. Không kiểm soát được “xì hơi”


Thỉnh thoảng, bạn có cảm giác đầy và đau ở bụng bầu, kết quả là “xì hơi” khiến bạn xấu hổ. Nguyên nhân là do hoạt động đường ruột chậm đi khi mang bầu do ảnh hưởng của quá trình tuần hoàn progesterone trong cơ thể.


Để tránh hiện tượng này, mẹ bầu nên hạn chế ăn súp lơ xanh, cải bắp, hành tỏi, gia vị vì đây là một trong những thủ phạm khiến bạn dễ bị “xì hơi”. Nếu tình hình không được cải thiện, bạn cần đi khám.


6. Chảy dãi như trẻ con


Một số bà bầu tăng tiết nước bọt, có thể kèm theo chảy máu chân răng, nhất là sau khi đánh răng xong. Chính sự thay đổi hormone khi mang thai là nguyên nhân khiến lợi bị tổn thương; tuy nhiên, các chuyên gia chưa khẳng định, thay đổi hormone là yếu tố làm tăng tiết nước bọt.


Vì vậy mẹ bầu nên giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận. Tăng tiết nước bọt là dấu hiệu không gây hại cho sức khỏe và nó sẽ biến mất sau sinh; vì thế, bạn cần hạn chế thức ăn giàu tinh bột; uống đủ nước lọc, đặc biệt là nước chanh.


9 tháng mang thai là thời điểm vô cùng quan trọng trong việc ăn uống đối với người phụ nữ. Giai đoạn này không chỉ quan trọng là bạn ăn những gì mà còn phải chú ý đến dưỡng chất mà bạn nạp được từ đồ ăn đó bởi mỗi loại thức ăn lại chứa những nguồn dinh dưỡng khác nhau. Trong thời gian bầu bí, những dưỡng chất quan trọng nhất mà mẹ cần phải bổ sung có thể kể đến là sắt, canxi, protein, vitamin A, B, C, kẽm…. Tuy nhiên, mỗi quý thai kỳ lại cần được chú trọng những nguồn dinh dưỡng khác nhau nên mẹ nên chú ý tới từng nhóm thực phẩm dưới đây:



Mang thai 3 tháng đầu


Chuối


Ăn chuối trong những tháng đầu thai lù có thể giúp mẹ ngăn ngừa được một số triệu chứng mang thai khó chụi như giảm buồn nôn, nôn ói do ốm nghén. Chuối cũng giúp cơ thể nạp những dưỡng chất thiết yếu như kali, đồng thời giúp cân bằng huyết áp, ổn định lượng đường, cholesterol trong cơ thể, giúp ngăn ngừa những nguy cơ xấu trong thai kỳ.


Rau bina


Những tháng đầu mang thai, mẹ bầu rất hay mệt mỏi, vì vậy chị em cần tăng cường năng lượng cho cơ thể. Những lá rau bina xanh thẫm rất giàu axit folic để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi những tháng đầu sau khi thụ thai và mang lại cho mẹ sức khỏe tốt nhất.


Hạnh nhân


Hạnh nhân là thực phầm dồi dào axit folic, chất chống oxy hóa, không chỉ giúp thai nhi ngăn ngừa dị tật mà còn giúp cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và thai nhi.


Mang thai 3 tháng giữa



Quả bơ rất giàu chất xơ, vitamin K, vitamin C, vitamin B6, khoáng chất, chất chống oxy hóa, axit folic, kali… và chất béo lành mạnh sẽ cung cấp nguồn năng lượng tuyệt vời cho mẹ và bé trong quý 2 thai kỳ nói riêng và cả 9 tháng mang thai.


Trứng


Ngoài 12 loại vitamin và khoáng chất, trứng còn giàu protein, canxi rất cần thiết trong quá trình mang thai. Trứng cũng rất giàu choline – đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sức khỏe tổng thể và não thai nhi. Nếu mẹ vẫn chưa bị thuyết phục với công dụng của trứng thì cần biết thêm rằng đây là loại thực phẩm có giá thành rẻ, chế biến rất dễ dàng, nhanh chóng và đặc biệt còn có cả năm.


Mang thai tháng thứ 6 mẹ bầu có thể ăn 3-5 quả trứng một tuần.


Sữa chua


Sữa chua có lượng protein cao, đồng thời chứa nhiều vitamin, canxi mà phụ nữ mang thai tháng thứ 6 rất cần. Loại thực phẩm này cũng giúp cung cấp khoảng 200% nhu cầu vitamin A cơ thể cần mỗi ngày.


Sữa chua cũng rất dễ bảo quản trong nhà và cũng dễ dàng thưởng thức nên mẹ bầu đừng bỏ qua loại thực phẩm này.


Mang thai 3 tháng cuối


Đu đủ chín


Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc ăn đu đủ có an toàn khi mang thai? Quan niệm xưa cho rằng đu đủ có chứa nhựa sẽ dễ gây các cơn co thắt và khiến mẹ bầu sảy thai. Tuy nhiên, khi ăn đu đủ chín, mẹ bầu hoàn toàn yêu tâm. Ngoài ra đu đủ chín còn rất giàu vitamin, dưỡng chất và giúp kiểm soát chứng táo bón, ợ nóng mà mẹ bầu rất dễ mắc phải trong thai kỳ.



Các loại cá rất giàu axit béo omega-3 giúp phát triển trí não và mắt thai nhi, đồng thời chúng cũng tốt cho tim mạch nữa. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý không ăn những loại cá lớn có chứa lượng thủy ngân cao và chỉ nên ăn 300-400 gam/tuần.


Đậu đen


Đậu đen là nguồn thực phẩm giàu magie, phốt pho, mangan, sắt và thiamin. Mẹ có thể thêm đậu đen vào các món chè, súp mà mẹ yêu thích. Hãy nhớ rằng bất cứ thực phẩm nào bạn nạp vào cơ thể đều ảnh hưởng đến bé nên mẹ cần đặc biệt chú ý khi ăn uống.

Thực phẩm cần thiết trong thai kỳ

9 tháng mang thai là thời điểm vô cùng quan trọng trong việc ăn uống đối với người phụ nữ. Giai đoạn này không chỉ quan trọng là bạn ăn những gì mà còn phải chú ý đến dưỡng chất mà bạn nạp được từ đồ ăn đó bởi mỗi loại thức ăn lại chứa những nguồn dinh dưỡng khác nhau. Trong thời gian bầu bí, những dưỡng chất quan trọng nhất mà mẹ cần phải bổ sung có thể kể đến là sắt, canxi, protein, vitamin A, B, C, kẽm…. Tuy nhiên, mỗi quý thai kỳ lại cần được chú trọng những nguồn dinh dưỡng khác nhau nên mẹ nên chú ý tới từng nhóm thực phẩm dưới đây:



Mang thai 3 tháng đầu


Chuối


Ăn chuối trong những tháng đầu thai lù có thể giúp mẹ ngăn ngừa được một số triệu chứng mang thai khó chụi như giảm buồn nôn, nôn ói do ốm nghén. Chuối cũng giúp cơ thể nạp những dưỡng chất thiết yếu như kali, đồng thời giúp cân bằng huyết áp, ổn định lượng đường, cholesterol trong cơ thể, giúp ngăn ngừa những nguy cơ xấu trong thai kỳ.


Rau bina


Những tháng đầu mang thai, mẹ bầu rất hay mệt mỏi, vì vậy chị em cần tăng cường năng lượng cho cơ thể. Những lá rau bina xanh thẫm rất giàu axit folic để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi những tháng đầu sau khi thụ thai và mang lại cho mẹ sức khỏe tốt nhất.


Hạnh nhân


Hạnh nhân là thực phầm dồi dào axit folic, chất chống oxy hóa, không chỉ giúp thai nhi ngăn ngừa dị tật mà còn giúp cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và thai nhi.


Mang thai 3 tháng giữa



Quả bơ rất giàu chất xơ, vitamin K, vitamin C, vitamin B6, khoáng chất, chất chống oxy hóa, axit folic, kali… và chất béo lành mạnh sẽ cung cấp nguồn năng lượng tuyệt vời cho mẹ và bé trong quý 2 thai kỳ nói riêng và cả 9 tháng mang thai.


Trứng


Ngoài 12 loại vitamin và khoáng chất, trứng còn giàu protein, canxi rất cần thiết trong quá trình mang thai. Trứng cũng rất giàu choline – đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sức khỏe tổng thể và não thai nhi. Nếu mẹ vẫn chưa bị thuyết phục với công dụng của trứng thì cần biết thêm rằng đây là loại thực phẩm có giá thành rẻ, chế biến rất dễ dàng, nhanh chóng và đặc biệt còn có cả năm.


Mang thai tháng thứ 6 mẹ bầu có thể ăn 3-5 quả trứng một tuần.


Sữa chua


Sữa chua có lượng protein cao, đồng thời chứa nhiều vitamin, canxi mà phụ nữ mang thai tháng thứ 6 rất cần. Loại thực phẩm này cũng giúp cung cấp khoảng 200% nhu cầu vitamin A cơ thể cần mỗi ngày.


Sữa chua cũng rất dễ bảo quản trong nhà và cũng dễ dàng thưởng thức nên mẹ bầu đừng bỏ qua loại thực phẩm này.


Mang thai 3 tháng cuối


Đu đủ chín


Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc ăn đu đủ có an toàn khi mang thai? Quan niệm xưa cho rằng đu đủ có chứa nhựa sẽ dễ gây các cơn co thắt và khiến mẹ bầu sảy thai. Tuy nhiên, khi ăn đu đủ chín, mẹ bầu hoàn toàn yêu tâm. Ngoài ra đu đủ chín còn rất giàu vitamin, dưỡng chất và giúp kiểm soát chứng táo bón, ợ nóng mà mẹ bầu rất dễ mắc phải trong thai kỳ.



Các loại cá rất giàu axit béo omega-3 giúp phát triển trí não và mắt thai nhi, đồng thời chúng cũng tốt cho tim mạch nữa. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý không ăn những loại cá lớn có chứa lượng thủy ngân cao và chỉ nên ăn 300-400 gam/tuần.


Đậu đen


Đậu đen là nguồn thực phẩm giàu magie, phốt pho, mangan, sắt và thiamin. Mẹ có thể thêm đậu đen vào các món chè, súp mà mẹ yêu thích. Hãy nhớ rằng bất cứ thực phẩm nào bạn nạp vào cơ thể đều ảnh hưởng đến bé nên mẹ cần đặc biệt chú ý khi ăn uống.


Lúc bé khóc bạn nên làm gì? Mẹ mất bao lâu để hồi phục sức khỏe sau khi sinh? Trả lời 10 câu hỏi dưới đây, bạn sẽ biết được kiến thức của mình về cách chăm sóc em bé cũng như bản thân khi mới sinh.



1. Tư thế nào tốt nhất để đặt bé khi ngủ?


a. Nằm nghiêng


b. Nằm sấp


c. Nằm ngửa


Câu c đúng: Bạn nên để bé nằm ngửa khi ngủ để giảm bớt nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, trừ khi trường hợp của bé có gì đặc biệt và bác sĩ nhi khoa của bạn khuyên khác.


2. Khi nào bạn nên bắt đầu cho bé bú?


a. Ngay sau khi sinh, khi bé muốn ăn lần đầu tiên


b. Vài ngày sau khi sinh, khi bé đã quen với mẹ


c. Vài tuần sau khi sinh


Câu a đúng: Một bé mới sinh có thể tìm thấy bầu sữa mẹ và vơ lấy nó ngay lập tức. Sữa non của mẹ lúc mới sinh còn giúp bé có khả năng miễn dịch tốt.


3. Phản xạ Moro của bé là phản xạ nào dưới đây?


a. Phản xạ co người lại


b. Phản xạ tự vệ


c. Phản xạ muốn chơi đùa


Câu b đúng: Phản xạ moro (như phản xạ giật mình) là một phản xạ tự vệ, khi đó, bé mới sinh duỗi thẳng tay ra và muốn bám lấy hay được ai đó ôm chặt.


4. Bạn để ý thấy bé của mình dường như lớn chậm hơn đứa con bằng tuổi của người bạn thân. Bạn:


a. Đưa bé đến bác sĩ nhi khoa khám xem có vấn đề gì không


b. Quát mắng bé


c. Không phải lo lắng gì, cứ để bé phát triển theo tốc độ riêng của nó


Câu c đúng: Mỗi đứa trẻ cần được tạo điều kiện để phát triển kỹ năng theo “nhịp” riêng của nó, trong một môi trường tràn ngập tình yêu thương.


5. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là do:


a. Ứ đọng axit amin


b. Ứ đọng hắc tố melanin


c. Ứ đọng sắc tố màu da cam ở trong mật, ruột…


Câu c đúng: Vàng da là tình trạng phổ biến ở trẻ mới sinh. Hiện tượng này xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn Bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, làm cho trẻ bị vàng da.


6. Bạn nên đáp lại thế nào với những lời khuyên không phải lúc nào cũng đúng của bố mẹ mình và bố mẹ chồng?


a. Đánh giá cao nhưng vẫn tin vào bản năng của mình


b. Bảo họ cứ tập trung mà lo việc của mình


c. Làm theo lời khuyên của họ ngay cả khi bạn không đồng ý bởi có thể họ biết nhiều thứ hơn bạn


Câu a đúng: Hãy thể hiện cho các bậc phụ huynh thấy bạn trân trọng những lời khuyên của họ và bạn biết họ có thể giúp bạn làm những điều tốt nhất chăm sóc trẻ. Nhưng thực tế, chính bạn có thể quyết định điều tốt nhất cho gia đình mình và bản năng của bạn sẽ chỉ lối cho bạn làm điều đó.


7. Cách nào là tốt nhất để dỗ dành khi bé khóc?


a. Đưa cho bé những món đồ chơi mới, màu sắc sặc sỡ


b. Bế bé


c. Mở một đoạn nhạc cổ điển cho bé nghe


Câu b đúng: Bế bé cách tốt nhất để làm cho trẻ thấy dễ chịu


8. Bé của bạn nhận ra giọng mẹ ngay sau khi sinh?


a. Không đúng


b. Chỉ khi đó là giọng rất đặc biệt


c. Đúng vậy


Câu c đúng: Một em bé có thể nghe tiếng mẹ mình ngay từ khi ở trong tử cung và nhận ra giọng mẹ ngay lập tức sau khi chào đời


10. Bé mệt và dễ cáu kỉnh, nghẹt mũi và có nước chảy ra từ mắt, tai. Bé bị làm sao vậy?


a. Bé có chỉ số APGAR thấp (Đây là chỉ số về tình trạng em bé dựa trên: nhịp tim, nhịp thở, tình trạng hoạt động của tay chân, thân thể, phản xạ, màu sắc cơ thể. Chỉ số APFAR càng cao thì tình trạng bé càng tốt)


b. Bé bị viêm tai giữa


c. Bé có mụn sữa


Câu b đúng: Bé của bạn có thể bị viêm tai giữa – một dạng nhiễm trùng tai


10. Mất bao lâu để người mẹ hồi phục sức khỏe sau khi sinh?


a. Hai tuần


b. 6 tuần


c. Có thể hàng tháng


Những ý kiến cho rằng mất 6 tuần để hồi phục sức khỏe và chăm sóc sau sinh là phi thực tế với hầu hết phụ nữ. Thậm chí, khi chính các bà mẹ trẻ cảm thấy tình trạng của mình rất tốt thì giai đoạn phục hồi sức khỏe và tâm lý của họ cũng phải tính bằng tháng chứ không phải mấy tuần. Cần có đủ thời gian để chị em hồi phục lại sau những thay đổi ghê gớm từ quá trình mang thai, sinh nở và sắp xếp cho cuộc sống mới có con.


Câu c đúng.

Trắc nghiệm về độ hiểu biết chăm sóc bé

Lúc bé khóc bạn nên làm gì? Mẹ mất bao lâu để hồi phục sức khỏe sau khi sinh? Trả lời 10 câu hỏi dưới đây, bạn sẽ biết được kiến thức của mình về cách chăm sóc em bé cũng như bản thân khi mới sinh.



1. Tư thế nào tốt nhất để đặt bé khi ngủ?


a. Nằm nghiêng


b. Nằm sấp


c. Nằm ngửa


Câu c đúng: Bạn nên để bé nằm ngửa khi ngủ để giảm bớt nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, trừ khi trường hợp của bé có gì đặc biệt và bác sĩ nhi khoa của bạn khuyên khác.


2. Khi nào bạn nên bắt đầu cho bé bú?


a. Ngay sau khi sinh, khi bé muốn ăn lần đầu tiên


b. Vài ngày sau khi sinh, khi bé đã quen với mẹ


c. Vài tuần sau khi sinh


Câu a đúng: Một bé mới sinh có thể tìm thấy bầu sữa mẹ và vơ lấy nó ngay lập tức. Sữa non của mẹ lúc mới sinh còn giúp bé có khả năng miễn dịch tốt.


3. Phản xạ Moro của bé là phản xạ nào dưới đây?


a. Phản xạ co người lại


b. Phản xạ tự vệ


c. Phản xạ muốn chơi đùa


Câu b đúng: Phản xạ moro (như phản xạ giật mình) là một phản xạ tự vệ, khi đó, bé mới sinh duỗi thẳng tay ra và muốn bám lấy hay được ai đó ôm chặt.


4. Bạn để ý thấy bé của mình dường như lớn chậm hơn đứa con bằng tuổi của người bạn thân. Bạn:


a. Đưa bé đến bác sĩ nhi khoa khám xem có vấn đề gì không


b. Quát mắng bé


c. Không phải lo lắng gì, cứ để bé phát triển theo tốc độ riêng của nó


Câu c đúng: Mỗi đứa trẻ cần được tạo điều kiện để phát triển kỹ năng theo “nhịp” riêng của nó, trong một môi trường tràn ngập tình yêu thương.


5. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là do:


a. Ứ đọng axit amin


b. Ứ đọng hắc tố melanin


c. Ứ đọng sắc tố màu da cam ở trong mật, ruột…


Câu c đúng: Vàng da là tình trạng phổ biến ở trẻ mới sinh. Hiện tượng này xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn Bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, làm cho trẻ bị vàng da.


6. Bạn nên đáp lại thế nào với những lời khuyên không phải lúc nào cũng đúng của bố mẹ mình và bố mẹ chồng?


a. Đánh giá cao nhưng vẫn tin vào bản năng của mình


b. Bảo họ cứ tập trung mà lo việc của mình


c. Làm theo lời khuyên của họ ngay cả khi bạn không đồng ý bởi có thể họ biết nhiều thứ hơn bạn


Câu a đúng: Hãy thể hiện cho các bậc phụ huynh thấy bạn trân trọng những lời khuyên của họ và bạn biết họ có thể giúp bạn làm những điều tốt nhất chăm sóc trẻ. Nhưng thực tế, chính bạn có thể quyết định điều tốt nhất cho gia đình mình và bản năng của bạn sẽ chỉ lối cho bạn làm điều đó.


7. Cách nào là tốt nhất để dỗ dành khi bé khóc?


a. Đưa cho bé những món đồ chơi mới, màu sắc sặc sỡ


b. Bế bé


c. Mở một đoạn nhạc cổ điển cho bé nghe


Câu b đúng: Bế bé cách tốt nhất để làm cho trẻ thấy dễ chịu


8. Bé của bạn nhận ra giọng mẹ ngay sau khi sinh?


a. Không đúng


b. Chỉ khi đó là giọng rất đặc biệt


c. Đúng vậy


Câu c đúng: Một em bé có thể nghe tiếng mẹ mình ngay từ khi ở trong tử cung và nhận ra giọng mẹ ngay lập tức sau khi chào đời


10. Bé mệt và dễ cáu kỉnh, nghẹt mũi và có nước chảy ra từ mắt, tai. Bé bị làm sao vậy?


a. Bé có chỉ số APGAR thấp (Đây là chỉ số về tình trạng em bé dựa trên: nhịp tim, nhịp thở, tình trạng hoạt động của tay chân, thân thể, phản xạ, màu sắc cơ thể. Chỉ số APFAR càng cao thì tình trạng bé càng tốt)


b. Bé bị viêm tai giữa


c. Bé có mụn sữa


Câu b đúng: Bé của bạn có thể bị viêm tai giữa – một dạng nhiễm trùng tai


10. Mất bao lâu để người mẹ hồi phục sức khỏe sau khi sinh?


a. Hai tuần


b. 6 tuần


c. Có thể hàng tháng


Những ý kiến cho rằng mất 6 tuần để hồi phục sức khỏe và chăm sóc sau sinh là phi thực tế với hầu hết phụ nữ. Thậm chí, khi chính các bà mẹ trẻ cảm thấy tình trạng của mình rất tốt thì giai đoạn phục hồi sức khỏe và tâm lý của họ cũng phải tính bằng tháng chứ không phải mấy tuần. Cần có đủ thời gian để chị em hồi phục lại sau những thay đổi ghê gớm từ quá trình mang thai, sinh nở và sắp xếp cho cuộc sống mới có con.


Câu c đúng.


Mang thai tháng thứ 6, bà bầu hãy tránh xa các loại hải sản sống (chẳng hạn như món gỏi hàu hoặc sushi cuộn gỏi cá hồi), hoặc các loại phô mai mềm, pate, các loại thịt muối, không dùng nhiệt. Tất cả các loại thực phẩm kể trên đều có thể chứa vi khuẩn gây hại cho thai nhi.


Điều chỉnh chế độ ăn uống:


Hầu các chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đều cần tăng lượng protein, các vitamin và khoáng chất như axit folic và sắt, bổ sung thêm calo. Nếu chế độ ăn của bạn trước đó quá đơn điệu thì bạn cần bắt đầu chuyển sang một chế độ ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng hơn.


Uống vitamin bổ sung dành cho bà bầu mang thai tháng thứ 6:


- Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, các loại vitamin sẽ giúp đảm bảo cơ thể bạn có đủ dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển tối ưu.


- Vitamin bổ sung cần có chứa 600-800 microgam axit folic. Thiếu vitamin B có liên quan với khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi.


- Ngoài ra là viên sắt hoặc can-xi theo chỉ định của bác sĩ.


Lưu ý là uống đúng theo hướng dẫn bởi uống quá liều cũng gây hại cho thai nhi.



Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6


Ăn sau mỗi 4 tiếng: Thậm chí nếu bạn không đói thì cũng nên ăn một thứ gì đó sau mỗi 4 tiếng. Nếu buồn nôn, sợ một số thực phẩm nào đó, ợ nóng hoặc khó tiêu thì càng nên ăn vặt. Bạn có thể ăn 5-6 bữa, mỗi bữa chỉ 1/3 khẩu phần, miễn sao bạn cảm thấy có thể ăn được.


Tuyệt đối không bỏ bữa. Thậm chí ngay cả khi bạn không cảm thấy đói thì thai nhi cũng cần được bổ sung dưỡng chất liên tục.


Tăng cân hợp lý khi mang thai:


Khi mang thai bạn chỉ cần tăng 11-15kg nếu thời điểm trước đó có cân nặng hợp lý. Nếu trước khi mang thai, cân nặng không đủ chuẩn thì cần thăng 12,5-18kg. Còn nếu thừa cân thì chỉ cần tăng 7-11kg.


Khi lên cân thì điều quan trọng nhất là tổng số cân bạn lên trong cả thai kỳ. Vì thế, đừng lo lắng nếu tăng cân quá ít trong 3 tháng đầu. Thường tốc độ tăng cân nhanh sẽ rơi vào giai đoạn thứ 2 và nhiều nhất là giai đoạn thứ 3 thai kỳ, bé lúc này cũng lớn nhanh nhất.


Theo MM

Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai tháng thứ 6

Mang thai tháng thứ 6, bà bầu hãy tránh xa các loại hải sản sống (chẳng hạn như món gỏi hàu hoặc sushi cuộn gỏi cá hồi), hoặc các loại phô mai mềm, pate, các loại thịt muối, không dùng nhiệt. Tất cả các loại thực phẩm kể trên đều có thể chứa vi khuẩn gây hại cho thai nhi.


Điều chỉnh chế độ ăn uống:


Hầu các chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đều cần tăng lượng protein, các vitamin và khoáng chất như axit folic và sắt, bổ sung thêm calo. Nếu chế độ ăn của bạn trước đó quá đơn điệu thì bạn cần bắt đầu chuyển sang một chế độ ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng hơn.


Uống vitamin bổ sung dành cho bà bầu mang thai tháng thứ 6:


- Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, các loại vitamin sẽ giúp đảm bảo cơ thể bạn có đủ dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển tối ưu.


- Vitamin bổ sung cần có chứa 600-800 microgam axit folic. Thiếu vitamin B có liên quan với khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi.


- Ngoài ra là viên sắt hoặc can-xi theo chỉ định của bác sĩ.


Lưu ý là uống đúng theo hướng dẫn bởi uống quá liều cũng gây hại cho thai nhi.



Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6


Ăn sau mỗi 4 tiếng: Thậm chí nếu bạn không đói thì cũng nên ăn một thứ gì đó sau mỗi 4 tiếng. Nếu buồn nôn, sợ một số thực phẩm nào đó, ợ nóng hoặc khó tiêu thì càng nên ăn vặt. Bạn có thể ăn 5-6 bữa, mỗi bữa chỉ 1/3 khẩu phần, miễn sao bạn cảm thấy có thể ăn được.


Tuyệt đối không bỏ bữa. Thậm chí ngay cả khi bạn không cảm thấy đói thì thai nhi cũng cần được bổ sung dưỡng chất liên tục.


Tăng cân hợp lý khi mang thai:


Khi mang thai bạn chỉ cần tăng 11-15kg nếu thời điểm trước đó có cân nặng hợp lý. Nếu trước khi mang thai, cân nặng không đủ chuẩn thì cần thăng 12,5-18kg. Còn nếu thừa cân thì chỉ cần tăng 7-11kg.


Khi lên cân thì điều quan trọng nhất là tổng số cân bạn lên trong cả thai kỳ. Vì thế, đừng lo lắng nếu tăng cân quá ít trong 3 tháng đầu. Thường tốc độ tăng cân nhanh sẽ rơi vào giai đoạn thứ 2 và nhiều nhất là giai đoạn thứ 3 thai kỳ, bé lúc này cũng lớn nhanh nhất.


Theo MM


Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng các loại vi chất, vitamin trong thời kì mang bầu là hết sức quan trọng với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên không phải bất kỳ thời điểm nào cũng có thể ăn thực phẩm giống nhau.



Những đòi hỏi về lượng dinh dưỡng cũng cấp cho bà bầu cao hơn người bình thường rất nhiều lần. Từng thời điểm, từng tháng mang thai, bà bầu nên biết mình thiếu và cần bổ sung gì cho cơ thể và tìm được chế độ ăn an toàn, phù hợp nhất.


Tháng đầu: Tháng đầu của kỳ mang thai có nhiều người không biết rằng mình đã mang bầu. Với những người mẹ khỏe mạnh thì thời kì này chưa cần ăn quá nhiều. Hơn nữa, thai nhi còn nhỏ nên những đòi hỏi về chất dinh dưỡng không quá mạnh mẽ, quá nhiều. Còn người mẹ gầy yếu, sức khỏe kém thì cần bổ sung dinh dưỡng liên tục để tăng cân chuẩn bị cho thai nhi thời gian sau này.


Trong tháng đầu mang thai nên ăn loại thực phẩm có chứa protein, sắt như thịt bò, thịt lợn, cá…  Nên ăn những thức ăn được ninh nhừ, dùng nhiều bột lúa mạch. Với các loại thức ăn phụ thì nên ăn các loại hoa quả để bổ sung vitamin…Không ăn những thức ăn hôi, tanh, cay.


Tháng thứ 2: Thời gian này cơ thể người mẹ bắt đầu có những thay đổi, tình trạng ốm nghén cũng bắt đầu kèm với những dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, nôn… nên hầu như không ăn được nhiều.


Tuy vậy bà bầu nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như: bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong… Để tránh buồn nôn nên ăn ít một nhưng ăn làm nhiều bữa, 6-8 bữa nhỏ mỗi ngày. Uống những đồ uống mát, nên ăn ít dầu mỡ, uống một lượng canh thích hợp.


Tháng thứ 3: Tháng này vẫn trong thời kỳ ốm nghén tuy nhiên em bé bắt đầu lớn nhanh và đòi hỏi dinh dưỡng nhiều hơn từ mẹ vì thế thức ăn thích hợp sẽ là các món canh gà; canh cá và ăn nhiều các loại thịt, cá, trứng và các loại đậu.


Tháng thứ 4: Thời điểm này tình trạng ốm nghén đã giảm. Thai phụ bổ sung nhiều dạng thức ăn giàu dinh dưỡng và có tác dụng điều hòa thai nhi giúp thai ổn định.


Đặc biệt nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6, B9, PP, B12, C, D, E. Ăn nhiều thức ăn có chứa protein phong phú như: thịt nạc, cá, sữa, trứng gà, các sản phẩm chế biến từ đậu. Bổ sung sắt tạo máu cho cơ thể. Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như: rượu, bia… và không hút thuốc lá


Tháng thứ 5: Ở tháng thứ 5, chiều dài của thai nhi khoảng 14 – 16cm, trọng lượng khoảng 240 – 260g. Lúc này, đầu của bé bằng khoảng 1/3 chiều dài của thân; mũi và miệng dần dần rõ rệt; tóc, móng tay bắt dầu mọc. Thai nhi phát triển rất nhanh, vì thế cần có đủ nhiệt lượng, protein và vitamin.


 


Lúc này, người mẹ cần cố gắng hấp thu các chất này từ cá, thịt, trứng và chế phẩm từ đậu; rau có màu xanh, vàng; gan động vật…


Thức ăn hàng ngày cho thai phụ tháng thứ năm cần đảm bảo: 1,5mg canxi, 3300 đơn vị vitaminA, 6mg betacerofen, 100g vitaminC.


Tuy nhiên ở tháng này, não của thai nhi bắt đầu phát triển nhanh, vì thế  thai phụ không nên ăn quá nhiều thịt vì sẽ không tốt cho sự phát triển của não thai nhi. Ăn nhiều thịt sẽ khiến cơ thể có nhiều axít, làm cho não của thai nhi không linh hoạt; ăn quá nhiều đường trắng không có lợi cho việc phát triển tế bào ở đại não.


Mang thai tháng thứ 6: Chế độ ăn tháng 6 không khác quá nhiều so với tháng 5. Thai phụ cần ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng sắt nhiều như: thịt động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…


Bổ sung canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…


tháng thứ 6, bà bầu nên chia thành 4 – 5 bữa ăn trên ngày,\mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.


Tháng thứ 7: Tháng thứ 7 bào thai có trọng lượng khoảng 1,1kg: tăng gấp 10 lần so với tuần thứ 11; chiều dài đạt khoảng 39cm.


Bà bầu nên giảm những đồ ăn vặt ít dinh dưỡng như chocolate, bánh ngọt, bánh quy, nói chung là đồ ăn ngọt; tăng cường rau xanh và quả tươi. Nên ăn nhiều cá: cá hồi, cá ngừ hay cá thu vì có chứa nhiều axit béo omega 3 giúp phát triển bộ não thai nhi


Tháng thứ 8: Thời điểm này đã đến gần ngày sinh, thai phụ thường tăng cân nhanh vì thế ăn uống thanh đạm là tiêu chuẩn cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối này. Do dạ dày bị áp chế, nên mỗi lần ăn nên có mức độ và chia thành nhiều bữa nhỏ.


Nên ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa.


Uống thật nhiều nước khi mang thai, đặc biệt là trong nhũng tháng cuối thai kỳ sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước.


Tháng thứ 9 và 10 ngày cuối


Ở tháng thứ 9 chiều dài của thai nhi tính từ đầu đến chân đạt khoảng 44-46cm, nặng khoảng 2,6-2,75kg lớp mỡ dưới da bé đã hoàn chỉnh nên cơ thể bé trở nên trọn trịa. Lớp lông máu ở mặt, ngực, bụng, tay chân của trẻ dần thưa đi, da hồng hào vào có động bóng, móng tay của bé mọc dài ra. Thời kỳ này trẻ thường xuyên đòi hỏi nhiều dinh dưỡng từ người mẹ nên việc ăn uống cũng không được qua loa.


Thai phụ nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và uống thêm sữa để bổ sung canxi cho trẻ và tránh thiếu canxi gây loãng xương ở bản thân.


Bên cạnh đó thai phụ còn cần một cơ thể khỏe mạnh cho thời điểm sinh nở sắp tới, tăng khả năng hồi phục do tiêu hao thể lực, mất máu khi sinh, cho con bú. Do vậy những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như sữa, thịt nạc các loại cá cũng không thể bỏ qua.


 


Thai phụ nên tăng cường các loại thức ăn khác nhau như bột mì, gạo, ngũ cốc thô, đậu nành và các sản phẩm từ đậu.  Nên tăng cường ăn rau để chống táo bón và sử dụng nhiều thực phẩm ít muối để tránh bị phù nề.


 


Ngọc Anh

Dưỡng chất đầy đủ trong suốt thai kỳ

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng các loại vi chất, vitamin trong thời kì mang bầu là hết sức quan trọng với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên không phải bất kỳ thời điểm nào cũng có thể ăn thực phẩm giống nhau.



Những đòi hỏi về lượng dinh dưỡng cũng cấp cho bà bầu cao hơn người bình thường rất nhiều lần. Từng thời điểm, từng tháng mang thai, bà bầu nên biết mình thiếu và cần bổ sung gì cho cơ thể và tìm được chế độ ăn an toàn, phù hợp nhất.


Tháng đầu: Tháng đầu của kỳ mang thai có nhiều người không biết rằng mình đã mang bầu. Với những người mẹ khỏe mạnh thì thời kì này chưa cần ăn quá nhiều. Hơn nữa, thai nhi còn nhỏ nên những đòi hỏi về chất dinh dưỡng không quá mạnh mẽ, quá nhiều. Còn người mẹ gầy yếu, sức khỏe kém thì cần bổ sung dinh dưỡng liên tục để tăng cân chuẩn bị cho thai nhi thời gian sau này.


Trong tháng đầu mang thai nên ăn loại thực phẩm có chứa protein, sắt như thịt bò, thịt lợn, cá…  Nên ăn những thức ăn được ninh nhừ, dùng nhiều bột lúa mạch. Với các loại thức ăn phụ thì nên ăn các loại hoa quả để bổ sung vitamin…Không ăn những thức ăn hôi, tanh, cay.


Tháng thứ 2: Thời gian này cơ thể người mẹ bắt đầu có những thay đổi, tình trạng ốm nghén cũng bắt đầu kèm với những dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, nôn… nên hầu như không ăn được nhiều.


Tuy vậy bà bầu nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như: bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong… Để tránh buồn nôn nên ăn ít một nhưng ăn làm nhiều bữa, 6-8 bữa nhỏ mỗi ngày. Uống những đồ uống mát, nên ăn ít dầu mỡ, uống một lượng canh thích hợp.


Tháng thứ 3: Tháng này vẫn trong thời kỳ ốm nghén tuy nhiên em bé bắt đầu lớn nhanh và đòi hỏi dinh dưỡng nhiều hơn từ mẹ vì thế thức ăn thích hợp sẽ là các món canh gà; canh cá và ăn nhiều các loại thịt, cá, trứng và các loại đậu.


Tháng thứ 4: Thời điểm này tình trạng ốm nghén đã giảm. Thai phụ bổ sung nhiều dạng thức ăn giàu dinh dưỡng và có tác dụng điều hòa thai nhi giúp thai ổn định.


Đặc biệt nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6, B9, PP, B12, C, D, E. Ăn nhiều thức ăn có chứa protein phong phú như: thịt nạc, cá, sữa, trứng gà, các sản phẩm chế biến từ đậu. Bổ sung sắt tạo máu cho cơ thể. Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như: rượu, bia… và không hút thuốc lá


Tháng thứ 5: Ở tháng thứ 5, chiều dài của thai nhi khoảng 14 – 16cm, trọng lượng khoảng 240 – 260g. Lúc này, đầu của bé bằng khoảng 1/3 chiều dài của thân; mũi và miệng dần dần rõ rệt; tóc, móng tay bắt dầu mọc. Thai nhi phát triển rất nhanh, vì thế cần có đủ nhiệt lượng, protein và vitamin.


 


Lúc này, người mẹ cần cố gắng hấp thu các chất này từ cá, thịt, trứng và chế phẩm từ đậu; rau có màu xanh, vàng; gan động vật…


Thức ăn hàng ngày cho thai phụ tháng thứ năm cần đảm bảo: 1,5mg canxi, 3300 đơn vị vitaminA, 6mg betacerofen, 100g vitaminC.


Tuy nhiên ở tháng này, não của thai nhi bắt đầu phát triển nhanh, vì thế  thai phụ không nên ăn quá nhiều thịt vì sẽ không tốt cho sự phát triển của não thai nhi. Ăn nhiều thịt sẽ khiến cơ thể có nhiều axít, làm cho não của thai nhi không linh hoạt; ăn quá nhiều đường trắng không có lợi cho việc phát triển tế bào ở đại não.


Mang thai tháng thứ 6: Chế độ ăn tháng 6 không khác quá nhiều so với tháng 5. Thai phụ cần ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng sắt nhiều như: thịt động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…


Bổ sung canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…


tháng thứ 6, bà bầu nên chia thành 4 – 5 bữa ăn trên ngày,\mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.


Tháng thứ 7: Tháng thứ 7 bào thai có trọng lượng khoảng 1,1kg: tăng gấp 10 lần so với tuần thứ 11; chiều dài đạt khoảng 39cm.


Bà bầu nên giảm những đồ ăn vặt ít dinh dưỡng như chocolate, bánh ngọt, bánh quy, nói chung là đồ ăn ngọt; tăng cường rau xanh và quả tươi. Nên ăn nhiều cá: cá hồi, cá ngừ hay cá thu vì có chứa nhiều axit béo omega 3 giúp phát triển bộ não thai nhi


Tháng thứ 8: Thời điểm này đã đến gần ngày sinh, thai phụ thường tăng cân nhanh vì thế ăn uống thanh đạm là tiêu chuẩn cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối này. Do dạ dày bị áp chế, nên mỗi lần ăn nên có mức độ và chia thành nhiều bữa nhỏ.


Nên ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa.


Uống thật nhiều nước khi mang thai, đặc biệt là trong nhũng tháng cuối thai kỳ sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước.


Tháng thứ 9 và 10 ngày cuối


Ở tháng thứ 9 chiều dài của thai nhi tính từ đầu đến chân đạt khoảng 44-46cm, nặng khoảng 2,6-2,75kg lớp mỡ dưới da bé đã hoàn chỉnh nên cơ thể bé trở nên trọn trịa. Lớp lông máu ở mặt, ngực, bụng, tay chân của trẻ dần thưa đi, da hồng hào vào có động bóng, móng tay của bé mọc dài ra. Thời kỳ này trẻ thường xuyên đòi hỏi nhiều dinh dưỡng từ người mẹ nên việc ăn uống cũng không được qua loa.


Thai phụ nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và uống thêm sữa để bổ sung canxi cho trẻ và tránh thiếu canxi gây loãng xương ở bản thân.


Bên cạnh đó thai phụ còn cần một cơ thể khỏe mạnh cho thời điểm sinh nở sắp tới, tăng khả năng hồi phục do tiêu hao thể lực, mất máu khi sinh, cho con bú. Do vậy những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như sữa, thịt nạc các loại cá cũng không thể bỏ qua.


 


Thai phụ nên tăng cường các loại thức ăn khác nhau như bột mì, gạo, ngũ cốc thô, đậu nành và các sản phẩm từ đậu.  Nên tăng cường ăn rau để chống táo bón và sử dụng nhiều thực phẩm ít muối để tránh bị phù nề.


 


Ngọc Anh


Tình yêu thương là thứ vô hạn mà bố mẹ có thể cho con mình, thế nhưng vẫn là chưa đủ. Từ tình yêu thương ấy, bố mẹ còn cần làm nhiều việc đơn giản để có thể giúp con hình thành và phát triển kỹ năng cần thiết sau này.



Nói chuyện với con


Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ thường được bố mẹ trò chuyện cùng khi còn bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn so với những trẻ không được giao tiếp bằng lời nhiều. Bạn thậm chí có thể bắt đầu làm điều này cho con ngay từ khi mang thai – đây cũng là một cách tốt để giúp cho sự kết nối giữa bố mẹ với con trở nên khăng khít hơn.


Sau khi con chào đời, bạn hãy nói chuyện với bé khi cho bé bú, thay tã, tắm trẻ sơ sinh… Và con bạn sẽ đáp lại tốt hơn khi biết những lời nói đó là dành cho mình, vậy nên hãy nhìn con khi bạn nói. Đừng lo lắng về việc bạn phải nói gì uyên thâm sâu sắc, chỉ cần mô tả lại những việc mà bạn đang làm, chẳng hạn như: “Mẹ mở nước ấm vào bồn để tắm cho bé nha.”


Các bố mẹ thường tự nhiên dùng giọng con nít và sử dụng những cách diễn đạt đơn giản với giọng cao hơn bình thường. Làm như vậy có thể giúp cho con bạn dễ tiếp nhận ngôn ngữ khi bé còn nhỏ, nhưng khi con đã lớn hơn một chút thì hãy bỏ kiểu nói chuyện này để con có thể phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho tốt.


Đọc sách truyện cho con


Đọc lớn cho con nghe là một trong những việc quan trọng nhất mà bạn có thể làm để giúp con mình xây dựng vốn từ vựng, kích thích trí tưởng tượng của bé và cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ khác. Các chuyên gia nói rằng kể cả những em bé sơ sinh cũng thích nghe truyện, vậy nên hãy nhớ ngày nào cũng đọc cho con nghe nhé.


Kích thích tất cả các giác quan của con


Con bạn nên được tiếp xúc để học được về người, nơi chốn và các sự vật, mỗi một tương tác mới đều sẽ cho bé thêm thông tin về thế giới và nơi mà bé thuộc về. Các nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đa dạng và phong phú, được cho tiếp xúc với nhiều trải nghiệm mới kích thích các giác quan của bé, sẽ có hoạt động não tích cực hơn, mạnh mẽ hơn so với những bé lớn lên mà không được kích thích các giác quan phù hợp.


Tuy nhiên, điều gì cũng có giới hạn của nó nên đừng “dội bom” con suốt 24 tiếng một ngày, hoặc cố tác động đến tất cả các giác quan của bé cùng lúc. Ngoài ra, hãy lưu ý đến lời khuyên của bác sỹ, không để con tiếp xúc với TV hay các loại màn hình máy tính cho đến khi bé được 2 tuổi.


Ngay cả những hoạt động thường ngày đơn giản nhất cũng có thể kích thích trí não con phát triển. Chẳng hạn như với các món đồ chơi, trò chơi, bạn hãy cho con nhiều loại đồ chơi có hình dạng khác nhau, chất liệu, màu sắc, âm thanh, khối lượng cũng khác nhau. Hãy chơi những trò chơi tương tác như là ú òa, vỗ tay, đi dạo, đi mua sắm cùng nhau, để con được gặp gỡ những người mới mẻ. Bạn cũng hãy tìm hiểu về tác động của âm nhạc đến sự phát triển của bé qua các giai đoạn khác nhau, thường xuyên hát, hát ru cho bé.


Không chỉ cho con ra ngoài mà ngay tại nhà, bạn cũng cần chuẩn bị không gian cho con bò, đi chững… để phát triển các cơ khỏe mạnh, luyện tập giữ thăng bằng tốt và khả năng phối hợp cơ thể. Điều quan trọng nhất đối với không gian này là sự an toàn, để con bạn có thể thỏa sức khám phá mà không liên tục bị nghe những câu “Không! Không được!”


Vậy nên tốt nhất là ngay từ trước khi con chào đời, bạn hãy biến ngôi nhà của mình trở thành nơi an toàn cho con, lắp cửa chắn, lắp nắp che ổ điện, cất những thứ đồ có thể gây nguy hiểm hoặc đồ quý giá ra ngoài tầm với của bé… Ví dụ như ở trong bếp, bạn hãy lắp khóa tất cả các ngăn tủ, trừ một ngăn cho con khám phá, trong đó để những chiếc bát nhựa, cốc lường, muỗng gỗ, xoong nồi mà bé có thể cho chơi thật an toàn.

Nuôi dạy bé ngoan và khỏe mạnh

Tình yêu thương là thứ vô hạn mà bố mẹ có thể cho con mình, thế nhưng vẫn là chưa đủ. Từ tình yêu thương ấy, bố mẹ còn cần làm nhiều việc đơn giản để có thể giúp con hình thành và phát triển kỹ năng cần thiết sau này.



Nói chuyện với con


Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ thường được bố mẹ trò chuyện cùng khi còn bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn so với những trẻ không được giao tiếp bằng lời nhiều. Bạn thậm chí có thể bắt đầu làm điều này cho con ngay từ khi mang thai – đây cũng là một cách tốt để giúp cho sự kết nối giữa bố mẹ với con trở nên khăng khít hơn.


Sau khi con chào đời, bạn hãy nói chuyện với bé khi cho bé bú, thay tã, tắm trẻ sơ sinh… Và con bạn sẽ đáp lại tốt hơn khi biết những lời nói đó là dành cho mình, vậy nên hãy nhìn con khi bạn nói. Đừng lo lắng về việc bạn phải nói gì uyên thâm sâu sắc, chỉ cần mô tả lại những việc mà bạn đang làm, chẳng hạn như: “Mẹ mở nước ấm vào bồn để tắm cho bé nha.”


Các bố mẹ thường tự nhiên dùng giọng con nít và sử dụng những cách diễn đạt đơn giản với giọng cao hơn bình thường. Làm như vậy có thể giúp cho con bạn dễ tiếp nhận ngôn ngữ khi bé còn nhỏ, nhưng khi con đã lớn hơn một chút thì hãy bỏ kiểu nói chuyện này để con có thể phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho tốt.


Đọc sách truyện cho con


Đọc lớn cho con nghe là một trong những việc quan trọng nhất mà bạn có thể làm để giúp con mình xây dựng vốn từ vựng, kích thích trí tưởng tượng của bé và cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ khác. Các chuyên gia nói rằng kể cả những em bé sơ sinh cũng thích nghe truyện, vậy nên hãy nhớ ngày nào cũng đọc cho con nghe nhé.


Kích thích tất cả các giác quan của con


Con bạn nên được tiếp xúc để học được về người, nơi chốn và các sự vật, mỗi một tương tác mới đều sẽ cho bé thêm thông tin về thế giới và nơi mà bé thuộc về. Các nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đa dạng và phong phú, được cho tiếp xúc với nhiều trải nghiệm mới kích thích các giác quan của bé, sẽ có hoạt động não tích cực hơn, mạnh mẽ hơn so với những bé lớn lên mà không được kích thích các giác quan phù hợp.


Tuy nhiên, điều gì cũng có giới hạn của nó nên đừng “dội bom” con suốt 24 tiếng một ngày, hoặc cố tác động đến tất cả các giác quan của bé cùng lúc. Ngoài ra, hãy lưu ý đến lời khuyên của bác sỹ, không để con tiếp xúc với TV hay các loại màn hình máy tính cho đến khi bé được 2 tuổi.


Ngay cả những hoạt động thường ngày đơn giản nhất cũng có thể kích thích trí não con phát triển. Chẳng hạn như với các món đồ chơi, trò chơi, bạn hãy cho con nhiều loại đồ chơi có hình dạng khác nhau, chất liệu, màu sắc, âm thanh, khối lượng cũng khác nhau. Hãy chơi những trò chơi tương tác như là ú òa, vỗ tay, đi dạo, đi mua sắm cùng nhau, để con được gặp gỡ những người mới mẻ. Bạn cũng hãy tìm hiểu về tác động của âm nhạc đến sự phát triển của bé qua các giai đoạn khác nhau, thường xuyên hát, hát ru cho bé.


Không chỉ cho con ra ngoài mà ngay tại nhà, bạn cũng cần chuẩn bị không gian cho con bò, đi chững… để phát triển các cơ khỏe mạnh, luyện tập giữ thăng bằng tốt và khả năng phối hợp cơ thể. Điều quan trọng nhất đối với không gian này là sự an toàn, để con bạn có thể thỏa sức khám phá mà không liên tục bị nghe những câu “Không! Không được!”


Vậy nên tốt nhất là ngay từ trước khi con chào đời, bạn hãy biến ngôi nhà của mình trở thành nơi an toàn cho con, lắp cửa chắn, lắp nắp che ổ điện, cất những thứ đồ có thể gây nguy hiểm hoặc đồ quý giá ra ngoài tầm với của bé… Ví dụ như ở trong bếp, bạn hãy lắp khóa tất cả các ngăn tủ, trừ một ngăn cho con khám phá, trong đó để những chiếc bát nhựa, cốc lường, muỗng gỗ, xoong nồi mà bé có thể cho chơi thật an toàn.