Dinh dưỡng cho bé và mẹ mang thai

Hiển thị các bài đăng có nhãn thuc don an dam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thuc don an dam. Hiển thị tất cả bài đăng

Khi mới tập cho con ăn dặm, phụ huynh cần lựa chọn những món ăn đơn giản, không có khả năng làm bé bị dị ứng hay bị rối loạn tiêu hóa. Những thực phẩm này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé trong thời kỳ ăn dặm. cha mẹ hãy lựa chọn kĩ lưỡng thực phẩm cho thực đơn cho bé ăn dặm nhé .



Thực phẩm không nên


  1. Muối

Thận của bé dưới 1 tuổi còn rất non yếu cho nên nếu mẹ thêm quá nhiều muối vào thức ăn dặm có thể sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về thận cho bé. Ngoài ra, ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm còn có thể sẽ gây tổn thương não bộ.


Nêm muối/mắm khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn. Hậu quả là bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch trong tương lai .


  1. Mật ong

Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi thì không nên có mật ong . Mặc dù mật ong là một thực phẩm tự nhiên thơm ngon, nhưng nó không phải là thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ra nguy cơ ngộ độc trầm trọng.


Những độc tố Botulinum được tìm thấy trong mật ong là thủ phạm chính khiến trẻ em dưới một tuổi phải cảnh giác cao độ và nói không với chúng . Trẻ sơ sinh bị ngộ độc botulinum có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm. Do đó, cha mẹ trẻ nên nhận ra những dấu hiệu của ngộ độc này vì chúng thường bắt đầu với triệu chứng táo bón.


  1. Trứng

Trứng gà là một trong những thực phẩm mẹ nên cẩn trọng khi con đang ở độ tuổi ăn dặm. Bởi dị ứng trứng gà là một hiện tượng khá phổ biến đối với các bé mới bắt đầu ăn dặm.


Bé bị dị ứng trứng thường do phản ứng của hệ miễn dịch với các loại protein có trong trứng gà (nhất là lòng đỏ). Tình trạng dị ứng có thể xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ đồng hồ sau khi bé ăn trứng. Một số ít trường hợp, dấu hiệu dị ứng xuất hiện vài ngày sau đó.


  1. Phomai

Phomai cũng là một trong những thực phẩm dễ làm bé dị ứng khi ăn dặm. Do đó, mẹ nên đợi một ít thời gian rồi mới cho bé ăn. Tránh cho bé ăn phômai mềm, phômai chưa tiệt trùng hoặc có màu xanh trong năm đầu tiên do nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria.


  1. Hải sản

Có hai vấn đề mà các bậc cha mẹ cần quan tâm khi cho bé ăn hải sản, đó là bé có khả năng bị dị ứng và ảnh hưởng của thuỷ ngân có trong hải sản. Hải sản là một nguồn dinh dưỡng cực kỳ tốt cho cơ thể; cá rất giàu các axit béo, omega-3 cũng như protein và vitamin D tốt cho sức khoẻ, nhưng nó có thể chứa hàm lượng thuỷ ngân cao và các chất công nghiệp gây ô nhiễm khác ảnh hưởng đến hệ thần kinh đang phát triển của bé.


Thực phẩm an toàn cho bé


1 .Bánh flan


Bánh flan là món ăn dùng cho bữa ăn phụ, phù hợp với mọi lứa tuổi. Bánh flan khá hấp dẫn không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng. Học cách làm bánh flan cho bé tuổi ăn dặm .


  1. Rau củ

Một số loại rau củ như carrot, khoai lang, bí ngô và một số loại rau rất “lành” cho bé tập ăn dặm. Những loại củ như carrot, khoai lang thì khiến bé dễ chấp nhận hơn vì nó có vị ngọt dịu, sánh mịn khi xay nhuyễn.


Rau củ cho bé mới ăn dặm cần được nấu thật chín đến khi mềm nhừ, đủ để bé tiêu hóa tốt. Có thể pha loãng với sữa mẹ, sữa bột hay nước sôi để nguội, nước từ nồi hấp rau củ để chế biến món ăn cho bé.


3 .Bột ngũ cốc, bột gạo ăn dặm


Bột ăn dặm là thực phẩm hoàn hảo cho giai đoạn tập ăn chất rắn. Các loại bột khi mới ăn dặm (còn gọi là bột ngọt) thường nhạt nhẽo, không gây dị ứng nên dễ để trộn cùng sữa mẹ hay sữa công thức, khiến bột lỏng, ngọt và sánh mịn – kết cấu tuyệt vời cho bé vốn đã quen với sữa.


4 .Hoa quả


Những loại quả an toàn, dinh dưỡng cho bé tập ăn dặm bao gồm chuối, đu đủ, bơ, xoài, táo và lê. Ngoài quả bơ, chuối thì với táo, lê, xoài, bạn nên hấp chín rồi mới nghiền nhuyễn cho bé thưởng thức. Như thế hoa quả sẽ mềm, nhuyễn, tốt cho bé nuốt và tiêu hóa.

Thực phẩm mẹ nên thận trọng khi con ăn dặm

Khi mới tập cho con ăn dặm, phụ huynh cần lựa chọn những món ăn đơn giản, không có khả năng làm bé bị dị ứng hay bị rối loạn tiêu hóa. Những thực phẩm này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé trong thời kỳ ăn dặm. cha mẹ hãy lựa chọn kĩ lưỡng thực phẩm cho thực đơn cho bé ăn dặm nhé .



Thực phẩm không nên


  1. Muối

Thận của bé dưới 1 tuổi còn rất non yếu cho nên nếu mẹ thêm quá nhiều muối vào thức ăn dặm có thể sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về thận cho bé. Ngoài ra, ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm còn có thể sẽ gây tổn thương não bộ.


Nêm muối/mắm khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn. Hậu quả là bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch trong tương lai .


  1. Mật ong

Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi thì không nên có mật ong . Mặc dù mật ong là một thực phẩm tự nhiên thơm ngon, nhưng nó không phải là thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ra nguy cơ ngộ độc trầm trọng.


Những độc tố Botulinum được tìm thấy trong mật ong là thủ phạm chính khiến trẻ em dưới một tuổi phải cảnh giác cao độ và nói không với chúng . Trẻ sơ sinh bị ngộ độc botulinum có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm. Do đó, cha mẹ trẻ nên nhận ra những dấu hiệu của ngộ độc này vì chúng thường bắt đầu với triệu chứng táo bón.


  1. Trứng

Trứng gà là một trong những thực phẩm mẹ nên cẩn trọng khi con đang ở độ tuổi ăn dặm. Bởi dị ứng trứng gà là một hiện tượng khá phổ biến đối với các bé mới bắt đầu ăn dặm.


Bé bị dị ứng trứng thường do phản ứng của hệ miễn dịch với các loại protein có trong trứng gà (nhất là lòng đỏ). Tình trạng dị ứng có thể xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ đồng hồ sau khi bé ăn trứng. Một số ít trường hợp, dấu hiệu dị ứng xuất hiện vài ngày sau đó.


  1. Phomai

Phomai cũng là một trong những thực phẩm dễ làm bé dị ứng khi ăn dặm. Do đó, mẹ nên đợi một ít thời gian rồi mới cho bé ăn. Tránh cho bé ăn phômai mềm, phômai chưa tiệt trùng hoặc có màu xanh trong năm đầu tiên do nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria.


  1. Hải sản

Có hai vấn đề mà các bậc cha mẹ cần quan tâm khi cho bé ăn hải sản, đó là bé có khả năng bị dị ứng và ảnh hưởng của thuỷ ngân có trong hải sản. Hải sản là một nguồn dinh dưỡng cực kỳ tốt cho cơ thể; cá rất giàu các axit béo, omega-3 cũng như protein và vitamin D tốt cho sức khoẻ, nhưng nó có thể chứa hàm lượng thuỷ ngân cao và các chất công nghiệp gây ô nhiễm khác ảnh hưởng đến hệ thần kinh đang phát triển của bé.


Thực phẩm an toàn cho bé


1 .Bánh flan


Bánh flan là món ăn dùng cho bữa ăn phụ, phù hợp với mọi lứa tuổi. Bánh flan khá hấp dẫn không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng. Học cách làm bánh flan cho bé tuổi ăn dặm .


  1. Rau củ

Một số loại rau củ như carrot, khoai lang, bí ngô và một số loại rau rất “lành” cho bé tập ăn dặm. Những loại củ như carrot, khoai lang thì khiến bé dễ chấp nhận hơn vì nó có vị ngọt dịu, sánh mịn khi xay nhuyễn.


Rau củ cho bé mới ăn dặm cần được nấu thật chín đến khi mềm nhừ, đủ để bé tiêu hóa tốt. Có thể pha loãng với sữa mẹ, sữa bột hay nước sôi để nguội, nước từ nồi hấp rau củ để chế biến món ăn cho bé.


3 .Bột ngũ cốc, bột gạo ăn dặm


Bột ăn dặm là thực phẩm hoàn hảo cho giai đoạn tập ăn chất rắn. Các loại bột khi mới ăn dặm (còn gọi là bột ngọt) thường nhạt nhẽo, không gây dị ứng nên dễ để trộn cùng sữa mẹ hay sữa công thức, khiến bột lỏng, ngọt và sánh mịn – kết cấu tuyệt vời cho bé vốn đã quen với sữa.


4 .Hoa quả


Những loại quả an toàn, dinh dưỡng cho bé tập ăn dặm bao gồm chuối, đu đủ, bơ, xoài, táo và lê. Ngoài quả bơ, chuối thì với táo, lê, xoài, bạn nên hấp chín rồi mới nghiền nhuyễn cho bé thưởng thức. Như thế hoa quả sẽ mềm, nhuyễn, tốt cho bé nuốt và tiêu hóa.


Từ khoảng tháng thứ 5 hoặc thứ 6 trở đi, sữa mẹ hoặc sữa bột không đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất cho sự phát triển vượt bậc của trẻ . Trẻ sẽ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm.


Vậy làm thế nào để chăm sóc em bé tốt nhất trong thời gian cho con ăn dặm , dinh dưỡng trong thực dăm ăn dặm cho bé thế nào mẹ đã biết chưa ?



Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi cần có :


Tinh bột: gạo, khoai, nui, bánh mì…


Chất đạm: cá, thịt, trứng, tôm, cua, đậu hũ…


Rau, trái cây: ngoài việc cho bé ăn rau, củ, nên cho bé ăn trái cây tươi: nho, cam, quít, chuối, đu đủ…


Dầu thực vật: tốt nhất nên dùng dầu mè, dầu ô-liu, dầu hướng dương (trộn vào chén bột, cháo).


Bạn nên hiểu là ăn dặm không thể hoàn toàn thay thế sữa. Khi bé không bú mẹ nữa thì bạn nên thay thế sữa mẹ bằng sữa bột. Có thể cho bé bú bình hoặc uống bằng ly. Sữa là nguồn dinh dưỡng tốt, giàu can-xi nên cực kỳ quan trọng với trẻ. Bạn cần tập cho trẻ thói quen uống sữa mỗi ngày cho đến lúc trưởng thành.


Thực đơn ăn dặm cho bé


Bánh flan cho bé


Chăm sóc bé yêu bằng cách làm bánh flan .  Bánh flan  bổ sung vào thực đơn cho bé ăn dặm rất hiệu quả và trẻ em rất thích ngọt, vì thế bánh flan sẽ là lựa chọn khá tốt để giúp các mẹ tạo thực đơn ăn dặm hiệu quả cho trẻ, bên cạnh đó bánh flan có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.


Chuẩn bị


– 30g đường phèn bột.


– 4 lòng đỏ trứng gà


– 250ml sữa công thức pha với nước nóng10g bột năng


– Chút vani để khỏi tanh mùi trứng.


Cách làm


– Đánh tan lòng đỏ với đường, bột năng. Pha sữa nóng rồi từ từ đổ vào hỗn hợp lòng đỏ, vừa đổ vừa khuấy để trứng và bột tan đều, thêm chút vanilla. Rây lại nếu cần vì hỗn hợp không có lòng trắng, không sợ bị lợn cợn đâu.


– Chia nhỏ vào các lọ nhỏ/hộp nhỏ/khuôn. Bé ăn mỗi lần ít nên chia nhỏ ra hoặc nếu không làm vào hộp bánh flan bình thường, con ăn không hết thì mẹ ăn cũng dược.


– Nướng cách thủy ở 160 độ C chừng 40 đến 45 phút là bánh chín. Nếu không có lò nướng thì hấp cũng được.


– Bánh để nguội, để ngăn mát tủ lạnh, trước khi cho bé ăn để nguội.


Chuối nghiền


Đây cũng là món ăn dành cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên. Chuối là loại quả quen thuộc vừa ngon lại vừa giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ.


Chất xơ trong chuối có tác dụng làm cho ruột bé hoạt động đều hạn chế biếng ăn ở trẻ, giúp phòng chống táo bón, đặc biệt là rất có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ. Theo một số nghiên cứu mới đây, chuối chứa nhiều tyrosin, một tiền chất để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hoà hoạt động của tim mạch (nhất là đối với trẻ nhỏ). Trong chuối có đủ 8 loại axít amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tạo ra được, có đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin.


– Nguyên liệu: ½ quả chuối tiêu chín và 1 muỗng canh nước lọc hoặc sữa mẹ hoặc sữa công thức.


– Cách chế biến: Nghiền chuối qua rây hoặc dùng máy xay, xay đến khi chuối mịn. Chuối khi được xay sẽ chuyển màu tím hay nâu nhạt là bình thường, bạn đừng nên lo lắng. Thêm nước nếu thấy cần để đạt được hỗn hợp lỏng đặc như mong muốn. Tốt nhất, bạn nên cho thêm sữa mẹ, sữa công thức mà bé đang uống thay vì nước lọc.


Bí đỏ nghiền


Đây là món ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Bí đỏ không những có màu sắc đẹp hấp dẫn với trẻ nhỏ mà bí đỏ còn có hàm lượng nước ít, lượng đường, tinh bột, vitamin A, vitamin C cao … rất tốt cho sự phát triển của bé yêu. Và hầu hết các bé đều thích bí đỏ bởi độ ngọt tự nhiên, mềm mượt của loại quả này.


– Nguyên liệu: 1 quả bí đỏ nhỏ (khoảng 450g) 15ml nước hoặc sữa


– Cách chế biến: Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, hấp chín mềm nhừ. Nếu trộn sữa với bí đỏ thì đun sữa với bí đỏ ở lửa nhỏ tới khi chín mềm. Cuối cùng nghiền nhỏ hỗn hợp trên.


Bí xanh, khoai tây, hoa lơ xanh


Nguyên liệu:


– Bí xanh, khoai tây, hoa lơ xanh mỗi thứ 50g


– Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.


Cách làm:


Gọt vỏ khoai tây, thái nhỏ, cho vào nồi đun chín nhừ. Sau đó cho bí xanh, hoa lơ xanh vào đun tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để nguội rồi xay nhuyễn, lọc qua rây. Thêm sữa hoặc chút đường, muối tinh rồi bón cho bé.


Một số thực phẩm nên tránh trong thời kì ăn dặm của trẻ


Đậu phộng


Vấn đề sử dụng các loại hạt trong các món ăn dễ gây ra nguy cơ ngẹt thở đối với con. Do đó bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn những món ăn còn nguyên hạt như đậu phộng. Riêng bơ đậu phộng thì có thể dùng lúc bé được 10 tháng tuổi. Nếu ai đó trong gia đình bạn có tiền sử về các bệnh liên quan tới dị ứng với các loại hạt thì nên cho em bé đi xét nghiệm dị ứng trước khi dùng.


Động vật có vỏ


Cố gắng chờ đợi để đến khi con tròn 1 tuổi mới cho con ăn những món ăn được chế biến từ động vật có vỏ như ngao, ốc, trai… Việc này phải cẩn thận như là khi bạn tránh sử dụng những thực phẩm này ở thời kỳ đầu mang thai vậy. Sau giai đoạn 1 tuổi, bạn có thể cho con ăn từng loại khác nhau để xem con thích loại nào cũng như kiểm tra khả năng bị dị ứng của con với những loại thực phẩm đó.


Một số loại cá


Không nên dùng cá quá nhiều, những loại cá thịt trắng thì hoàn toàn tốt nhưng không nên ăn nhiều cá kiếm vì hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dầu cá như dầu cá hồi, cá ngừ (phiên bản không đóng hộp) giúp phát triển não bộ, bảo vệ chống lại các bệnh lâu ngày không khỏi. Nhưng cùng không nên sử dụng nhiều, 2 phần dầu cá trên 1 tuần là phù hợp, vì chúng có thể chứa nhiều thủy ngân.


Thực phẩm có nhiều đường


Không phải vì bé chưa mọc răng mà bạn để con ăn vô tội vạ đồ ngọt, như thế dễ khiến lượng đường trong máu tăng, dẫn tới bệnh béo phì. Thêm vào đó vấn đề sức khỏe răng miệng bạn cũng cần chú ý không chỉ đối với răng của trẻ mà còn cần chăm sóc tốt cả nướu nữa.

Thực phẩm nên tránh trong thời kỳ ăn dặm của trẻ

Từ khoảng tháng thứ 5 hoặc thứ 6 trở đi, sữa mẹ hoặc sữa bột không đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất cho sự phát triển vượt bậc của trẻ . Trẻ sẽ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm.


Vậy làm thế nào để chăm sóc em bé tốt nhất trong thời gian cho con ăn dặm , dinh dưỡng trong thực dăm ăn dặm cho bé thế nào mẹ đã biết chưa ?



Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi cần có :


Tinh bột: gạo, khoai, nui, bánh mì…


Chất đạm: cá, thịt, trứng, tôm, cua, đậu hũ…


Rau, trái cây: ngoài việc cho bé ăn rau, củ, nên cho bé ăn trái cây tươi: nho, cam, quít, chuối, đu đủ…


Dầu thực vật: tốt nhất nên dùng dầu mè, dầu ô-liu, dầu hướng dương (trộn vào chén bột, cháo).


Bạn nên hiểu là ăn dặm không thể hoàn toàn thay thế sữa. Khi bé không bú mẹ nữa thì bạn nên thay thế sữa mẹ bằng sữa bột. Có thể cho bé bú bình hoặc uống bằng ly. Sữa là nguồn dinh dưỡng tốt, giàu can-xi nên cực kỳ quan trọng với trẻ. Bạn cần tập cho trẻ thói quen uống sữa mỗi ngày cho đến lúc trưởng thành.


Thực đơn ăn dặm cho bé


Bánh flan cho bé


Chăm sóc bé yêu bằng cách làm bánh flan .  Bánh flan  bổ sung vào thực đơn cho bé ăn dặm rất hiệu quả và trẻ em rất thích ngọt, vì thế bánh flan sẽ là lựa chọn khá tốt để giúp các mẹ tạo thực đơn ăn dặm hiệu quả cho trẻ, bên cạnh đó bánh flan có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.


Chuẩn bị


– 30g đường phèn bột.


– 4 lòng đỏ trứng gà


– 250ml sữa công thức pha với nước nóng10g bột năng


– Chút vani để khỏi tanh mùi trứng.


Cách làm


– Đánh tan lòng đỏ với đường, bột năng. Pha sữa nóng rồi từ từ đổ vào hỗn hợp lòng đỏ, vừa đổ vừa khuấy để trứng và bột tan đều, thêm chút vanilla. Rây lại nếu cần vì hỗn hợp không có lòng trắng, không sợ bị lợn cợn đâu.


– Chia nhỏ vào các lọ nhỏ/hộp nhỏ/khuôn. Bé ăn mỗi lần ít nên chia nhỏ ra hoặc nếu không làm vào hộp bánh flan bình thường, con ăn không hết thì mẹ ăn cũng dược.


– Nướng cách thủy ở 160 độ C chừng 40 đến 45 phút là bánh chín. Nếu không có lò nướng thì hấp cũng được.


– Bánh để nguội, để ngăn mát tủ lạnh, trước khi cho bé ăn để nguội.


Chuối nghiền


Đây cũng là món ăn dành cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên. Chuối là loại quả quen thuộc vừa ngon lại vừa giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ.


Chất xơ trong chuối có tác dụng làm cho ruột bé hoạt động đều hạn chế biếng ăn ở trẻ, giúp phòng chống táo bón, đặc biệt là rất có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ. Theo một số nghiên cứu mới đây, chuối chứa nhiều tyrosin, một tiền chất để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hoà hoạt động của tim mạch (nhất là đối với trẻ nhỏ). Trong chuối có đủ 8 loại axít amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tạo ra được, có đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin.


– Nguyên liệu: ½ quả chuối tiêu chín và 1 muỗng canh nước lọc hoặc sữa mẹ hoặc sữa công thức.


– Cách chế biến: Nghiền chuối qua rây hoặc dùng máy xay, xay đến khi chuối mịn. Chuối khi được xay sẽ chuyển màu tím hay nâu nhạt là bình thường, bạn đừng nên lo lắng. Thêm nước nếu thấy cần để đạt được hỗn hợp lỏng đặc như mong muốn. Tốt nhất, bạn nên cho thêm sữa mẹ, sữa công thức mà bé đang uống thay vì nước lọc.


Bí đỏ nghiền


Đây là món ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Bí đỏ không những có màu sắc đẹp hấp dẫn với trẻ nhỏ mà bí đỏ còn có hàm lượng nước ít, lượng đường, tinh bột, vitamin A, vitamin C cao … rất tốt cho sự phát triển của bé yêu. Và hầu hết các bé đều thích bí đỏ bởi độ ngọt tự nhiên, mềm mượt của loại quả này.


– Nguyên liệu: 1 quả bí đỏ nhỏ (khoảng 450g) 15ml nước hoặc sữa


– Cách chế biến: Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, hấp chín mềm nhừ. Nếu trộn sữa với bí đỏ thì đun sữa với bí đỏ ở lửa nhỏ tới khi chín mềm. Cuối cùng nghiền nhỏ hỗn hợp trên.


Bí xanh, khoai tây, hoa lơ xanh


Nguyên liệu:


– Bí xanh, khoai tây, hoa lơ xanh mỗi thứ 50g


– Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.


Cách làm:


Gọt vỏ khoai tây, thái nhỏ, cho vào nồi đun chín nhừ. Sau đó cho bí xanh, hoa lơ xanh vào đun tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để nguội rồi xay nhuyễn, lọc qua rây. Thêm sữa hoặc chút đường, muối tinh rồi bón cho bé.


Một số thực phẩm nên tránh trong thời kì ăn dặm của trẻ


Đậu phộng


Vấn đề sử dụng các loại hạt trong các món ăn dễ gây ra nguy cơ ngẹt thở đối với con. Do đó bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn những món ăn còn nguyên hạt như đậu phộng. Riêng bơ đậu phộng thì có thể dùng lúc bé được 10 tháng tuổi. Nếu ai đó trong gia đình bạn có tiền sử về các bệnh liên quan tới dị ứng với các loại hạt thì nên cho em bé đi xét nghiệm dị ứng trước khi dùng.


Động vật có vỏ


Cố gắng chờ đợi để đến khi con tròn 1 tuổi mới cho con ăn những món ăn được chế biến từ động vật có vỏ như ngao, ốc, trai… Việc này phải cẩn thận như là khi bạn tránh sử dụng những thực phẩm này ở thời kỳ đầu mang thai vậy. Sau giai đoạn 1 tuổi, bạn có thể cho con ăn từng loại khác nhau để xem con thích loại nào cũng như kiểm tra khả năng bị dị ứng của con với những loại thực phẩm đó.


Một số loại cá


Không nên dùng cá quá nhiều, những loại cá thịt trắng thì hoàn toàn tốt nhưng không nên ăn nhiều cá kiếm vì hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dầu cá như dầu cá hồi, cá ngừ (phiên bản không đóng hộp) giúp phát triển não bộ, bảo vệ chống lại các bệnh lâu ngày không khỏi. Nhưng cùng không nên sử dụng nhiều, 2 phần dầu cá trên 1 tuần là phù hợp, vì chúng có thể chứa nhiều thủy ngân.


Thực phẩm có nhiều đường


Không phải vì bé chưa mọc răng mà bạn để con ăn vô tội vạ đồ ngọt, như thế dễ khiến lượng đường trong máu tăng, dẫn tới bệnh béo phì. Thêm vào đó vấn đề sức khỏe răng miệng bạn cũng cần chú ý không chỉ đối với răng của trẻ mà còn cần chăm sóc tốt cả nướu nữa.


Cha mẹ nên biết rằng bé có thể bắt đầu làm quen với thức ăn đặc từ khoảng tháng thứ 6 trở đi, tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý rằng sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chủ đạo cho bé suốt năm đầu đời. Thực đơn ăn dặm đầu tiên dành cho bé có thể là ngũ cốc chuyên dụng dành riêng cho trẻ sơ sinh, trái cây rau xanh nghiền nhỏ hoặc xay nhuyễn với thịt đã được nấu chín.



Em bé phát triển nhanh chóng trong những năm đầu tiên của cuộc sống, vì vậy bé cần rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng trong quãng thời gian này. Sự phát triển của một đứa trẻ không phải lúc nào cũng ổn định và thậm chí khó có thể đoán biết được lúc nào bé ăn ngon miệng.


Cho con ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi


Sữa mẹ, sữa bột là thức ăn quan trọng cho trẻ sơ sinh đặc biệt trong 1 năm đầu đời, người mẹ có thể duy trì nguồn sữa cho con lâu hơn nếu mẹ và bé mong muốn. Khoảng sáu tháng tuổi, dự trữ sắt của trẻ thấp đi và cần được bổ sung thêm bằng những thực phẩm qua bữa ăn là điều cần thiết để duy trì sự phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề dinh dưỡng như thiếu sắt ở trẻ.


Dấu hiệu bé đã sẵn sàng cho bữa ăn dặm đầu tiên


Bé hoàn toàn có thể kiểm soát cử động của đầu và có thể ngồi dậy với sự hỗ trợ của người thân.


Xem và nghiêng mình về phía trước nơi mà có thức ăn.


Biết há miệng khi thức ăn được đưa vào miệng.


Hệ thống tiêu hóa của bé hoàn toàn sẵn sàng: Hệ thống tiêu hóa phát triển bao gồm các enzym tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn, hệ thống miễn dịch: cơ chế bảo vệ đường ruột miễn dịch được phát triển đầy đủ, miệng và lưỡi: bé có thể di chuyển thức ăn trong miệng và nuốt một cách an toàn.


Lời khuyên trong việc chọn thời điểm cho bé ăn dặm


Không nên bắt đầu quá trình ăn dặm quá sớm là lời khuyên của các chuyên gia Nhi khuyên bạn. Mọi sự đi tắt đón đầu đều không nên, không phù hợp đặc biệt với bé. Nếu bé dưới 6 tháng đói, bạn hãy cung cấp sữa cho bé ăn. Nhiều bậc phụ huynh cho bé làm quen với thức ăn đặc từ rất sớm, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới bé: Bé dễ bị chậm lớn, dễ tiêu chảy do không thể tiêu hóa được đồ ăn.


Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên bắt đầu quá trình ăn dặm ở con quá muộn. Nếu cho bé tiếp xúc với thức ăn dặm muộn thì bé cũng gặp nhiều vấn đề như: Tăng trưởng kém do được bổ sung ít năng lượng, thiếu máu thiếu sắt.


Lời khuyên khi chọn, chế biến thực đơn cho bé ăn dặm


Cha mẹ không nên chế biết đồ ăn có muối, gia vị và chất tạo ngọt cho bé. Các loại thực phẩm ban đầu nên được xay nhuyễn.


Bổ sung ngũ cốc cho trẻ sơ sinh vì thực phẩm này giúp bé tăng cường chất sắt và là cho một nguồn thực phẩm lý tưởng cho bé. Bạn có thể trộn ngũ cốc hạt nhỏ với sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé ăn.  Thực đơn ăn cho bé nên đa dạng: đó là rau xanh và trái cây, thịt gà, thịt bò, cá, bánh mì nướng…


Cho bé tập uống nước từ cốc.


Thời gian đầu, bé cần phải ăn  những đồ được xay nhuyễn nhưng tới tháng thứ 8, thứ 9, bạn có thể khuyến khích cho bé ăn thức ăn có kết cấu lớn hơn, cho bé cầm tay rau củ quả hấp mềm, động viện bé nhai và tự ăn.


Bạn có thể đưa cho bé một cái thìa nhỏ và khuyến khích bé tự xúc ăn. Thay vì xay nhuyễn, bạn có thể nghiền thức ăn hoặc cắt thành miếng nhỏ. Bạn hãy cung cấp nhiều trái cây, rau, các loại thịt, thịt gà và cá cho bữa ăn của bé. Cho bé ăn mỳ ống, cơm để thay đổi làm quen.

Cho con ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi

Cha mẹ nên biết rằng bé có thể bắt đầu làm quen với thức ăn đặc từ khoảng tháng thứ 6 trở đi, tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý rằng sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chủ đạo cho bé suốt năm đầu đời. Thực đơn ăn dặm đầu tiên dành cho bé có thể là ngũ cốc chuyên dụng dành riêng cho trẻ sơ sinh, trái cây rau xanh nghiền nhỏ hoặc xay nhuyễn với thịt đã được nấu chín.



Em bé phát triển nhanh chóng trong những năm đầu tiên của cuộc sống, vì vậy bé cần rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng trong quãng thời gian này. Sự phát triển của một đứa trẻ không phải lúc nào cũng ổn định và thậm chí khó có thể đoán biết được lúc nào bé ăn ngon miệng.


Cho con ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi


Sữa mẹ, sữa bột là thức ăn quan trọng cho trẻ sơ sinh đặc biệt trong 1 năm đầu đời, người mẹ có thể duy trì nguồn sữa cho con lâu hơn nếu mẹ và bé mong muốn. Khoảng sáu tháng tuổi, dự trữ sắt của trẻ thấp đi và cần được bổ sung thêm bằng những thực phẩm qua bữa ăn là điều cần thiết để duy trì sự phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề dinh dưỡng như thiếu sắt ở trẻ.


Dấu hiệu bé đã sẵn sàng cho bữa ăn dặm đầu tiên


Bé hoàn toàn có thể kiểm soát cử động của đầu và có thể ngồi dậy với sự hỗ trợ của người thân.


Xem và nghiêng mình về phía trước nơi mà có thức ăn.


Biết há miệng khi thức ăn được đưa vào miệng.


Hệ thống tiêu hóa của bé hoàn toàn sẵn sàng: Hệ thống tiêu hóa phát triển bao gồm các enzym tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn, hệ thống miễn dịch: cơ chế bảo vệ đường ruột miễn dịch được phát triển đầy đủ, miệng và lưỡi: bé có thể di chuyển thức ăn trong miệng và nuốt một cách an toàn.


Lời khuyên trong việc chọn thời điểm cho bé ăn dặm


Không nên bắt đầu quá trình ăn dặm quá sớm là lời khuyên của các chuyên gia Nhi khuyên bạn. Mọi sự đi tắt đón đầu đều không nên, không phù hợp đặc biệt với bé. Nếu bé dưới 6 tháng đói, bạn hãy cung cấp sữa cho bé ăn. Nhiều bậc phụ huynh cho bé làm quen với thức ăn đặc từ rất sớm, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới bé: Bé dễ bị chậm lớn, dễ tiêu chảy do không thể tiêu hóa được đồ ăn.


Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên bắt đầu quá trình ăn dặm ở con quá muộn. Nếu cho bé tiếp xúc với thức ăn dặm muộn thì bé cũng gặp nhiều vấn đề như: Tăng trưởng kém do được bổ sung ít năng lượng, thiếu máu thiếu sắt.


Lời khuyên khi chọn, chế biến thực đơn cho bé ăn dặm


Cha mẹ không nên chế biết đồ ăn có muối, gia vị và chất tạo ngọt cho bé. Các loại thực phẩm ban đầu nên được xay nhuyễn.


Bổ sung ngũ cốc cho trẻ sơ sinh vì thực phẩm này giúp bé tăng cường chất sắt và là cho một nguồn thực phẩm lý tưởng cho bé. Bạn có thể trộn ngũ cốc hạt nhỏ với sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé ăn.  Thực đơn ăn cho bé nên đa dạng: đó là rau xanh và trái cây, thịt gà, thịt bò, cá, bánh mì nướng…


Cho bé tập uống nước từ cốc.


Thời gian đầu, bé cần phải ăn  những đồ được xay nhuyễn nhưng tới tháng thứ 8, thứ 9, bạn có thể khuyến khích cho bé ăn thức ăn có kết cấu lớn hơn, cho bé cầm tay rau củ quả hấp mềm, động viện bé nhai và tự ăn.


Bạn có thể đưa cho bé một cái thìa nhỏ và khuyến khích bé tự xúc ăn. Thay vì xay nhuyễn, bạn có thể nghiền thức ăn hoặc cắt thành miếng nhỏ. Bạn hãy cung cấp nhiều trái cây, rau, các loại thịt, thịt gà và cá cho bữa ăn của bé. Cho bé ăn mỳ ống, cơm để thay đổi làm quen.


Nếu thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm là dạng lỏng, sệt mịn thì khi con được 7 tháng tuổi là lúc các mẹ nên bắt đầu tăng dần độ thô lên cho bé tập ăn dặm. Bé Bee nhà mình đón nhận sự việc này bằng hai chiếc răng xinh xắn. Điều này khiến mẹ Bee rất vui vì khi bước sang giai đoạn 2 của ăn dặm kiểu Nhật là lúc con bắt đầu tập nhai chứ không chỉ đơn thuần là nuốt nữa.



Giai đoạn này các mẹ nên bắt đầu thêm gia vị vào khi chế biến thực đơn ăn dặm cho con, những gia vị có thể sự dụng (theo như gia vị Nhật) là: Muối, xì dầu, tương miso, đường, dầu ăn, bơ. Đây cũng là giai đoạn bé có ăn riêng cơm nát và thức ăn.


Tuy nhiên, các mẹ nên nhớ là mỗi loại chỉ nên dùng chút xíu thôi nhé. Một phần để cho con làm quen từ từ, bộ máy cơ thể con không phải làm việc quá tải. Mặc khác, nếu ăn đậm đà quá thì những món rau luộc không có vị con sẽ không chịu ăn.  Một số cách chế biến thực đơn ăn dặm kiểu Nhật khi con 7 tháng tuổi như sau:


1. Món đầu tiên và cũng là món chủ đạo (cháo, bánh mỳ, mỳ…)


- Cháo 1:7 (nấu với tỉ lệ 1 gạo : 7 nước)


Gạo 15g  +  nước 100ml.


Các mẹ nấu chín rồi nghiền hơi to để con tập nhai, không cần nhuyễn như thời gian đầu.


- Bánh mỳ


1/4 miếng bánh gối không viền + 100ml sữa công thức.


Bánh mỳ xé nhỏ trộn với sữa rồi cho lên bếp đun sôi là được. Ở gian đoạn này các mẹ không nên nghiền nhuyễn bánh mỳ nữa nhé, chỉ cần xé nhỏ để bé làm quen dần với đồ ăn thô.


2. Chất đạm


Những chất đạm có thể ăn được thêm trong giai đoạn này là: Phô mai, cá hồi, cá Maguro, tôm , thịt lườn gà, gan heo, đậu tương nadou…


3. Rau củ quả


Ở giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn các loại rau củ quả để bé được thưởng thức mùi vị phong phú hơn nhé! Vì đây là giai đoạn tập nhai nên mẹ chế biến mọi thức ăn đều to hơn giai đoạn trước, không nghiền nát và nhuyễn nữa. Rau củ các mẹ có thể thái nhỏ li ti, nhưng lưu ý là phải luộc thật mềm, thật nhũn để hỗ trợ bé tập nhai.


Cháo và một số đồ ăn vẫn làm đông lạnh, một số khác thì để sống rồi chia nhỏ từng phần rồi đông lạnh, để tiện nấu từng bữa nhỏ cho bé ăn.

Hướng dẫn chế biến ăn dặm kiểu Nhật

Nếu thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm là dạng lỏng, sệt mịn thì khi con được 7 tháng tuổi là lúc các mẹ nên bắt đầu tăng dần độ thô lên cho bé tập ăn dặm. Bé Bee nhà mình đón nhận sự việc này bằng hai chiếc răng xinh xắn. Điều này khiến mẹ Bee rất vui vì khi bước sang giai đoạn 2 của ăn dặm kiểu Nhật là lúc con bắt đầu tập nhai chứ không chỉ đơn thuần là nuốt nữa.



Giai đoạn này các mẹ nên bắt đầu thêm gia vị vào khi chế biến thực đơn ăn dặm cho con, những gia vị có thể sự dụng (theo như gia vị Nhật) là: Muối, xì dầu, tương miso, đường, dầu ăn, bơ. Đây cũng là giai đoạn bé có ăn riêng cơm nát và thức ăn.


Tuy nhiên, các mẹ nên nhớ là mỗi loại chỉ nên dùng chút xíu thôi nhé. Một phần để cho con làm quen từ từ, bộ máy cơ thể con không phải làm việc quá tải. Mặc khác, nếu ăn đậm đà quá thì những món rau luộc không có vị con sẽ không chịu ăn.  Một số cách chế biến thực đơn ăn dặm kiểu Nhật khi con 7 tháng tuổi như sau:


1. Món đầu tiên và cũng là món chủ đạo (cháo, bánh mỳ, mỳ…)


- Cháo 1:7 (nấu với tỉ lệ 1 gạo : 7 nước)


Gạo 15g  +  nước 100ml.


Các mẹ nấu chín rồi nghiền hơi to để con tập nhai, không cần nhuyễn như thời gian đầu.


- Bánh mỳ


1/4 miếng bánh gối không viền + 100ml sữa công thức.


Bánh mỳ xé nhỏ trộn với sữa rồi cho lên bếp đun sôi là được. Ở gian đoạn này các mẹ không nên nghiền nhuyễn bánh mỳ nữa nhé, chỉ cần xé nhỏ để bé làm quen dần với đồ ăn thô.


2. Chất đạm


Những chất đạm có thể ăn được thêm trong giai đoạn này là: Phô mai, cá hồi, cá Maguro, tôm , thịt lườn gà, gan heo, đậu tương nadou…


3. Rau củ quả


Ở giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn các loại rau củ quả để bé được thưởng thức mùi vị phong phú hơn nhé! Vì đây là giai đoạn tập nhai nên mẹ chế biến mọi thức ăn đều to hơn giai đoạn trước, không nghiền nát và nhuyễn nữa. Rau củ các mẹ có thể thái nhỏ li ti, nhưng lưu ý là phải luộc thật mềm, thật nhũn để hỗ trợ bé tập nhai.


Cháo và một số đồ ăn vẫn làm đông lạnh, một số khác thì để sống rồi chia nhỏ từng phần rồi đông lạnh, để tiện nấu từng bữa nhỏ cho bé ăn.


Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm không chỉ có sữa mà sẽ phong phú hơn rất nhiều. Bé có thể ăn nhiều thực phẩm khác nhau, song có một số thực phẩm bạn nên để con lớn hơn chút nữa hãy sử dụng. Cho dù những thực phẩm đó có thể giàu chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe con người nói chung nhưng chưa chắc đã phù hợp với trẻ em  trong thời kỳ tập ăn dặm. Cùng điểm qua các loại thực phẩm không phù hợp với bé giai đoạn ăn dặm này.



Muối


Không cần thêm nhiều muối vào thức ăn của trẻ, vì thực sự muối không hề tốt cho sức khỏe của trẻ con. Bộ y tế của Anh đã đưa ra khuyến cáo đối với trẻ em từ 1 tuổi trở lên mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 1g muối tương đương với 0,4mg natri. Do vậy bạn nên kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm những thực phẩm chế biến sẵn của trẻ để biết được hàm lượng muối có trong đó.


Nếu bạn e sợ thức ăn của con “nhạt nhẽo” bạn có thể thêm một vài loại thảo mộc hoặc một chút bơ vào cháo hoặc súp của con. Điều này sẽ giúp gia tăng hương vị của món ăn mà không cần nhờ đến muối hay chất làm mặn khác.


Mật ong


 


Mật ong dùng để ăn kèm với bánh mì nướng quả thật là rất ngon, tuy nhiên nếu con bạn đang trong thời kỳ tập ăn dặm thì nhất định phải tránh không cho con dùng loại thực phẩm này. Vì những vi khuẩn gây ngộ độc (có nguồn gốc từ chính những con ong) có thể lây lan sang mật. Và nếu con bạn sử dụng loại mật ong đã nhiễm khuẩn này con sẽ dễ mắc bệnh hơn những đứa trẻ khác.


 


Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, mật ong có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.  Vì vậy, khi bé trên 1 tuổi cha mẹ mới nên cho mật ong vào thực đơn cho bé và thăm dò phản ứng của con.


Sữa bò


Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn nữa, dạ dày của trẻ cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu.


 


Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu trong gia đình có “tiền sử” mắc bệnh tiểu đường. Vậy nên tốt nhất là cho trẻ uống sữa bò khi bé được 1 tuổi trở lên.


Đậu phộng


 


Vấn đề sử dụng các loại hạt trong các món ăn dễ gây ra nguy cơ ngẹt thở đối với con. Do đó bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn những món ăn còn nguyên hạt như đậu phộng. Riêng bơ đậu phộng thì có thể dùng lúc bé được 10 tháng tuổi. Nếu ai đó trong gia đình bạn có tiền sử về các bệnh liên quan tới dị ứng với các loại hạt thì nên cho em bé đi xét nghiệm dị ứng trước khi dùng.


Pate


Không nên cho pate vào thực đơn cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm vì trong pate có nguy cơ nhiễm vi khuẩn listeria rất cao, loại vi khuẩn này sẽ hình thành bệnh listeriosis – có thể nói nó là một dạng ngộ độc thực phẩm.


Động vật có vỏ


Cố gắng chờ đợi để đến khi con tròn 1 tuổi mới cho con ăn những món ăn được chế biến từ động vật có vỏ như ngao, ốc, trai… Việc này phải cẩn thận như là khi bạn tránh sử dụng những thực phẩm này ở thời kỳ đầu mang thai vậy. Sau giai đoạn 1 tuổi, bạn có thể cho con ăn từng loại khác nhau để xem con thích loại nào cũng như kiểm tra khả năng bị dị ứng của con với những loại thực phẩm đó.


Phô mai mềm


Nên bỏ qua những loại phô mai mềm như Brie, Camembert trong năm đầu tiên của bé. Kể cả là cheddar, đó cũng chưa hẳn là loại phô mai tốt cho các con. Những loại phô mai mềm này thường chứa listeria dễ gây ra các bệnh về tiêu hóa cho trẻ.


Thực phẩm có nhiều đường


Không phải vì bé chưa mọc răng mà bạn để con ăn vô tội vạ đồ ngọt, như thế dễ khiến lượng đường trong máu tăng, dẫn tới bệnh béo phì. Thêm vào đó vấn đề sức khỏe răng miệng bạn cũng cần chú ý không chỉ đối với răng của trẻ mà còn cần chăm sóc tốt cả nướu nữa.


Một số loại cá


Không nên dùng cá quá nhiều trong thực đơn ăn dặm cua bé, những loại cá thịt trắng thì hoàn toàn tốt nhưng không nên ăn nhiều cá kiếm vì hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dầu cá như dầu cá hồi, cá ngừ (phiên bản không đóng hộp) giúp phát triển não bộ, bảo vệ chống lại các bệnh lâu ngày không khỏi. Nhưng cùng không nên sử dụng nhiều, 2 phần dầu cá trên 1 tuần là phù hợp, vì chúng có thể chứa nhiều thủy ngân.

Thực phẩm bé cần tránh khi cho bé ăn dặm

Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm không chỉ có sữa mà sẽ phong phú hơn rất nhiều. Bé có thể ăn nhiều thực phẩm khác nhau, song có một số thực phẩm bạn nên để con lớn hơn chút nữa hãy sử dụng. Cho dù những thực phẩm đó có thể giàu chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe con người nói chung nhưng chưa chắc đã phù hợp với trẻ em  trong thời kỳ tập ăn dặm. Cùng điểm qua các loại thực phẩm không phù hợp với bé giai đoạn ăn dặm này.



Muối


Không cần thêm nhiều muối vào thức ăn của trẻ, vì thực sự muối không hề tốt cho sức khỏe của trẻ con. Bộ y tế của Anh đã đưa ra khuyến cáo đối với trẻ em từ 1 tuổi trở lên mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 1g muối tương đương với 0,4mg natri. Do vậy bạn nên kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm những thực phẩm chế biến sẵn của trẻ để biết được hàm lượng muối có trong đó.


Nếu bạn e sợ thức ăn của con “nhạt nhẽo” bạn có thể thêm một vài loại thảo mộc hoặc một chút bơ vào cháo hoặc súp của con. Điều này sẽ giúp gia tăng hương vị của món ăn mà không cần nhờ đến muối hay chất làm mặn khác.


Mật ong


 


Mật ong dùng để ăn kèm với bánh mì nướng quả thật là rất ngon, tuy nhiên nếu con bạn đang trong thời kỳ tập ăn dặm thì nhất định phải tránh không cho con dùng loại thực phẩm này. Vì những vi khuẩn gây ngộ độc (có nguồn gốc từ chính những con ong) có thể lây lan sang mật. Và nếu con bạn sử dụng loại mật ong đã nhiễm khuẩn này con sẽ dễ mắc bệnh hơn những đứa trẻ khác.


 


Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, mật ong có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.  Vì vậy, khi bé trên 1 tuổi cha mẹ mới nên cho mật ong vào thực đơn cho bé và thăm dò phản ứng của con.


Sữa bò


Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn nữa, dạ dày của trẻ cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu.


 


Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu trong gia đình có “tiền sử” mắc bệnh tiểu đường. Vậy nên tốt nhất là cho trẻ uống sữa bò khi bé được 1 tuổi trở lên.


Đậu phộng


 


Vấn đề sử dụng các loại hạt trong các món ăn dễ gây ra nguy cơ ngẹt thở đối với con. Do đó bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn những món ăn còn nguyên hạt như đậu phộng. Riêng bơ đậu phộng thì có thể dùng lúc bé được 10 tháng tuổi. Nếu ai đó trong gia đình bạn có tiền sử về các bệnh liên quan tới dị ứng với các loại hạt thì nên cho em bé đi xét nghiệm dị ứng trước khi dùng.


Pate


Không nên cho pate vào thực đơn cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm vì trong pate có nguy cơ nhiễm vi khuẩn listeria rất cao, loại vi khuẩn này sẽ hình thành bệnh listeriosis – có thể nói nó là một dạng ngộ độc thực phẩm.


Động vật có vỏ


Cố gắng chờ đợi để đến khi con tròn 1 tuổi mới cho con ăn những món ăn được chế biến từ động vật có vỏ như ngao, ốc, trai… Việc này phải cẩn thận như là khi bạn tránh sử dụng những thực phẩm này ở thời kỳ đầu mang thai vậy. Sau giai đoạn 1 tuổi, bạn có thể cho con ăn từng loại khác nhau để xem con thích loại nào cũng như kiểm tra khả năng bị dị ứng của con với những loại thực phẩm đó.


Phô mai mềm


Nên bỏ qua những loại phô mai mềm như Brie, Camembert trong năm đầu tiên của bé. Kể cả là cheddar, đó cũng chưa hẳn là loại phô mai tốt cho các con. Những loại phô mai mềm này thường chứa listeria dễ gây ra các bệnh về tiêu hóa cho trẻ.


Thực phẩm có nhiều đường


Không phải vì bé chưa mọc răng mà bạn để con ăn vô tội vạ đồ ngọt, như thế dễ khiến lượng đường trong máu tăng, dẫn tới bệnh béo phì. Thêm vào đó vấn đề sức khỏe răng miệng bạn cũng cần chú ý không chỉ đối với răng của trẻ mà còn cần chăm sóc tốt cả nướu nữa.


Một số loại cá


Không nên dùng cá quá nhiều trong thực đơn ăn dặm cua bé, những loại cá thịt trắng thì hoàn toàn tốt nhưng không nên ăn nhiều cá kiếm vì hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dầu cá như dầu cá hồi, cá ngừ (phiên bản không đóng hộp) giúp phát triển não bộ, bảo vệ chống lại các bệnh lâu ngày không khỏi. Nhưng cùng không nên sử dụng nhiều, 2 phần dầu cá trên 1 tuần là phù hợp, vì chúng có thể chứa nhiều thủy ngân.


Khi con tập ăn dặm hết các loại rau củ quả, sang tháng thứ 6 các mẹ có thể thêm thịt và cá và gạo vào thực đơn ăn dặm cho bé. Theo hướng dẫn của các bác sĩ dinh dưỡng tại Pháp, khi con được 4-5 tháng tuổi, mẹ Áo Hồng cho con tập ăn dặm các loại rau, củ, quả. Sang đến tháng thứ 6 là lúc mẹ nên thêm gạo, thịt, cá – những món ăn có chất đạm và tinh bột vào thực đơn cho bé 6 tháng tuổi.



Về cách chế biến thịt và cá: Các mẹ nên chọn loại thịt nạc, cá trắng (ưu tiên cá trước thịt vì cá mềm hơn). Luộc thịt/ cá lên, giữ nước dùng lại. Rây thịt/ cá qua lưới hoặc giã, xay, sau đó hoà loãng bằng nước luộc.


Về cách chế biến rau, củ, quả: Cách chế biến vẫn như khi cho con ăn dặm lúc 4 + 5 tháng tuổi.


Về lịch ăn: Nếu hồi 4+5 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm 1 bữa trưa duy nhất thì khi 6 tháng tuổi mẹ có thể tăng lên 2 bữa, cụ thể: bữa trưa ăn dặm thịt/ cá + rau, bữa xế chiều ăn dặm hoa quả. Những bữa sữa khác còn lại trong ngày mẹ vẫn nên duy trì.


Các mẹ có thể xem cách chế biến hoa quả tại đây. Dưới đây là thực đơn cho bé 6 tháng tuổi:


Cháo cà rốt, bí ngòi, thịt gà và dầu oliu. Giai đoạn này, lượng thịt bé cần chỉ khoảng 30gram/bát cháo/ngày.


Cải bó xôi, phần trắng của hành boa rô và cá hồi hấp. Lần đầu cho ăn món này, mẹ Áo Hồng để riêng rau và thịt để xem phản ứng của con với cá, sau đó trộn lẫn rau + thịt + cháo.


Soup bắp cải tím, khoai tây, thịt bê và sữa công thức. Mẹ Áo Hồng cho biết kết hợp thực phẩm này có mùi rất thơm, vị ngọt nhẹ nên bé dễ nuốt. Nếu hôm nào bé ăn soup, mẹ không cần cho ăn tinh bột, hoặc có thể cho bé 2-3 thìa cơm nát để bé tập nhai.


Món ăn kết hợp 5 loại rau củ: bí ngòi, đậu que, đậu hà lan, cà rốt, cải bó xôi nấu với thịt gà và một ít nui. Khi nấu mẹ nên thêm một chút dầu oliu vào bát cháo của bé.


Món ăn kết hợp với trái cây: 1/4 quả táo, bí ngòi, cà rốt, 30g thịt bò, 2 muỗng canh cơm và chút dầu oliu.


Món ăn kết hợp với sữa: Khoai lang, bí ngòi, bông cải xanh, cơm nhão, sữa công thức và chút dầu oliu. Tất cả nấu chín trừ dầu oliu và sữa, nấu chín, xay ra. Khi nào ăn cho sữa và dầu vào trộn đều.

Chế biến thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Khi con tập ăn dặm hết các loại rau củ quả, sang tháng thứ 6 các mẹ có thể thêm thịt và cá và gạo vào thực đơn ăn dặm cho bé. Theo hướng dẫn của các bác sĩ dinh dưỡng tại Pháp, khi con được 4-5 tháng tuổi, mẹ Áo Hồng cho con tập ăn dặm các loại rau, củ, quả. Sang đến tháng thứ 6 là lúc mẹ nên thêm gạo, thịt, cá – những món ăn có chất đạm và tinh bột vào thực đơn cho bé 6 tháng tuổi.



Về cách chế biến thịt và cá: Các mẹ nên chọn loại thịt nạc, cá trắng (ưu tiên cá trước thịt vì cá mềm hơn). Luộc thịt/ cá lên, giữ nước dùng lại. Rây thịt/ cá qua lưới hoặc giã, xay, sau đó hoà loãng bằng nước luộc.


Về cách chế biến rau, củ, quả: Cách chế biến vẫn như khi cho con ăn dặm lúc 4 + 5 tháng tuổi.


Về lịch ăn: Nếu hồi 4+5 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm 1 bữa trưa duy nhất thì khi 6 tháng tuổi mẹ có thể tăng lên 2 bữa, cụ thể: bữa trưa ăn dặm thịt/ cá + rau, bữa xế chiều ăn dặm hoa quả. Những bữa sữa khác còn lại trong ngày mẹ vẫn nên duy trì.


Các mẹ có thể xem cách chế biến hoa quả tại đây. Dưới đây là thực đơn cho bé 6 tháng tuổi:


Cháo cà rốt, bí ngòi, thịt gà và dầu oliu. Giai đoạn này, lượng thịt bé cần chỉ khoảng 30gram/bát cháo/ngày.


Cải bó xôi, phần trắng của hành boa rô và cá hồi hấp. Lần đầu cho ăn món này, mẹ Áo Hồng để riêng rau và thịt để xem phản ứng của con với cá, sau đó trộn lẫn rau + thịt + cháo.


Soup bắp cải tím, khoai tây, thịt bê và sữa công thức. Mẹ Áo Hồng cho biết kết hợp thực phẩm này có mùi rất thơm, vị ngọt nhẹ nên bé dễ nuốt. Nếu hôm nào bé ăn soup, mẹ không cần cho ăn tinh bột, hoặc có thể cho bé 2-3 thìa cơm nát để bé tập nhai.


Món ăn kết hợp 5 loại rau củ: bí ngòi, đậu que, đậu hà lan, cà rốt, cải bó xôi nấu với thịt gà và một ít nui. Khi nấu mẹ nên thêm một chút dầu oliu vào bát cháo của bé.


Món ăn kết hợp với trái cây: 1/4 quả táo, bí ngòi, cà rốt, 30g thịt bò, 2 muỗng canh cơm và chút dầu oliu.


Món ăn kết hợp với sữa: Khoai lang, bí ngòi, bông cải xanh, cơm nhão, sữa công thức và chút dầu oliu. Tất cả nấu chín trừ dầu oliu và sữa, nấu chín, xay ra. Khi nào ăn cho sữa và dầu vào trộn đều.


Đu đủ là thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em xếp vào 1 trong 10 loại trái cây ăn dặm tốt nhất dành cho bé, do đu đủ rất giàu dinh dưỡng và giàu chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ em. Nhiều cha mẹ quyết định chọn đu đủ là món cuối cùng trong thực đơn cho bé ăn dặm. Những thức ăn được coi là dễ tiêu hóa nhất khi bé tập ăn dặm là khoai lang, bơ, chuối… và đu đủ được xếp sau danh sách này.



Đu đủ chín là loại quả giàu dinh dưỡng. Nó chứa nhiều vitamin C (giúp cơ thể hấp thụ sắt), vitamin A và cả vitamin E. Đu đủ cũng dồi dào chất xơ và axit folic. Giống như xoài, đu đủ cũng là một loại quả mà thời điểm cha mẹ cho bé ăn đu đủ là khác nhau. Một số cha mẹ chọn đu đủ là món cho bé tập ăn dặm nhưng cũng có cha mẹ để bé làm quen với đu đủ muộn hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bạn có thể cho bé ăn đu đủ ở tháng thứ 7 nhưng nếu muốn cho bé ăn sớm hơn (khoảng tháng thứ 6) thì điều đó cũng không gây nguy hiểm gì.


Cách chế biến đu đủ cho thực đơn ăn dặm của bé


Từ quả đu đủ các mẹ có thể chế biến thành những món tráng miệng hấp dẫn đặc biệt cho trẻ. Sau chuối và bơ, đu đủ cũng là lựa chọn thích hợp để giúp bé tiêu hóa tốt. Các mẹ có thể chế biến đu đủ theo những cách đa dạng như sau:


1. Đu đủ nạo


Mẹ gọt sạch vỏ đu đủ, bổ dọc làm 2 phần, bỏ sạch hột đu đủ. Sau đó mẹ lấy thìa nạo đu đủ chín ở giữa để cho bé ăn ngay. Ăn đu đủ tươi luôn là sự lựa chọn đầu tiên cho trẻ vì khi đó các loại Vitamin và dưỡng chấp được hấp thụ một cách trực tiếp.


2. Sinh tố đu đủ sữa công thức


Mẹ có thể cắt đu đủ thành từng miếng nhỏ và cho vào máy xay nhuyễn, thêm một chút sữa công thức thành một loại sinh tố cho bé uống. Vị ngọt và nước thanh mát là chất giải khát và bổ sung năng lượng tuyệt vời cho con yêu.


3. Đu đủ nghiền


Đu đủ chín xay nhuyễn là 1 trong 10 món thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm tốt nhất. Đu đủ còn là nguồn cung cấp betacaroten và vitamin C cho bé.


-Thành phần: 1 quả đu đủ chín.


-Cách làm: Gọt vỏ, cắt đu đủ làm đôi, xúc bỏ hạt đen. Sau đó dùng một con dao nhỏ, mũi sắc để lọc lấy lớp thịt đu đủ(không lấy cùi & màng trắng bên trong). Cho thịt đu đủ vào máy sinh tố, xay nhuyễn và cho bé thưởng thức ngay.


4. Cháo thịt tôm, đu đủ, trứng gà


Dành làm thực đơn ăn dặm cho bé từ 8 tháng tuổi


Nguyên liệu:


- ½ bát đu đủ.


- 1 quả trứng.


- 50gr thịt tôm xay.


- 1 bát cháo trắng.


Thực hiện


- Cắt đu đủ thành các miếng nhỏ hoặc xay nhuyễn nếu bé chưa quen ăn nhiều thức ăn thô.


- Trứng rửa sạch, luộc chín, tách riêng phần lòng đỏ, nghiền nát.


- Cho cháo vào nồi, đun sôi, thêm thịt lợn xay vào khuấy đều để thịt không dính lại với nhau. Đun khoảng 15-20 phút thì cho thêm đu đủ và lòng đỏ trứng. Tiếp tục đun 10 phút nữa thì tắt bếp. Đợi cháo còn nóng ấm thì mẹ cho bé ăn nhé!

Thực đơn cho bé ăn dặm với đu đủ

Đu đủ là thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em xếp vào 1 trong 10 loại trái cây ăn dặm tốt nhất dành cho bé, do đu đủ rất giàu dinh dưỡng và giàu chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ em. Nhiều cha mẹ quyết định chọn đu đủ là món cuối cùng trong thực đơn cho bé ăn dặm. Những thức ăn được coi là dễ tiêu hóa nhất khi bé tập ăn dặm là khoai lang, bơ, chuối… và đu đủ được xếp sau danh sách này.



Đu đủ chín là loại quả giàu dinh dưỡng. Nó chứa nhiều vitamin C (giúp cơ thể hấp thụ sắt), vitamin A và cả vitamin E. Đu đủ cũng dồi dào chất xơ và axit folic. Giống như xoài, đu đủ cũng là một loại quả mà thời điểm cha mẹ cho bé ăn đu đủ là khác nhau. Một số cha mẹ chọn đu đủ là món cho bé tập ăn dặm nhưng cũng có cha mẹ để bé làm quen với đu đủ muộn hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bạn có thể cho bé ăn đu đủ ở tháng thứ 7 nhưng nếu muốn cho bé ăn sớm hơn (khoảng tháng thứ 6) thì điều đó cũng không gây nguy hiểm gì.


Cách chế biến đu đủ cho thực đơn ăn dặm của bé


Từ quả đu đủ các mẹ có thể chế biến thành những món tráng miệng hấp dẫn đặc biệt cho trẻ. Sau chuối và bơ, đu đủ cũng là lựa chọn thích hợp để giúp bé tiêu hóa tốt. Các mẹ có thể chế biến đu đủ theo những cách đa dạng như sau:


1. Đu đủ nạo


Mẹ gọt sạch vỏ đu đủ, bổ dọc làm 2 phần, bỏ sạch hột đu đủ. Sau đó mẹ lấy thìa nạo đu đủ chín ở giữa để cho bé ăn ngay. Ăn đu đủ tươi luôn là sự lựa chọn đầu tiên cho trẻ vì khi đó các loại Vitamin và dưỡng chấp được hấp thụ một cách trực tiếp.


2. Sinh tố đu đủ sữa công thức


Mẹ có thể cắt đu đủ thành từng miếng nhỏ và cho vào máy xay nhuyễn, thêm một chút sữa công thức thành một loại sinh tố cho bé uống. Vị ngọt và nước thanh mát là chất giải khát và bổ sung năng lượng tuyệt vời cho con yêu.


3. Đu đủ nghiền


Đu đủ chín xay nhuyễn là 1 trong 10 món thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm tốt nhất. Đu đủ còn là nguồn cung cấp betacaroten và vitamin C cho bé.


-Thành phần: 1 quả đu đủ chín.


-Cách làm: Gọt vỏ, cắt đu đủ làm đôi, xúc bỏ hạt đen. Sau đó dùng một con dao nhỏ, mũi sắc để lọc lấy lớp thịt đu đủ(không lấy cùi & màng trắng bên trong). Cho thịt đu đủ vào máy sinh tố, xay nhuyễn và cho bé thưởng thức ngay.


4. Cháo thịt tôm, đu đủ, trứng gà


Dành làm thực đơn ăn dặm cho bé từ 8 tháng tuổi


Nguyên liệu:


- ½ bát đu đủ.


- 1 quả trứng.


- 50gr thịt tôm xay.


- 1 bát cháo trắng.


Thực hiện


- Cắt đu đủ thành các miếng nhỏ hoặc xay nhuyễn nếu bé chưa quen ăn nhiều thức ăn thô.


- Trứng rửa sạch, luộc chín, tách riêng phần lòng đỏ, nghiền nát.


- Cho cháo vào nồi, đun sôi, thêm thịt lợn xay vào khuấy đều để thịt không dính lại với nhau. Đun khoảng 15-20 phút thì cho thêm đu đủ và lòng đỏ trứng. Tiếp tục đun 10 phút nữa thì tắt bếp. Đợi cháo còn nóng ấm thì mẹ cho bé ăn nhé!


Khi trẻ đước 12 tháng tuổi, thực đơn cho bé ăn dặm có nhiều thay đổi. Các bữa ăn dặm là ưu tiên số 1, bổ sung sữa tươi vào danh sách thực phẩm cho trẻ và hạn chế sữa công thức. Sau đây, các chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản sẽ lên danh sách thực đơn ăn dặm cho bé 12 tháng tuổi thật chi tiết cho các mẹ áp dụng nhé.


Đốc với việc nhai nuốt thức ăn, trẻ 12 tháng tuổi có những bước phát triển như sau:


+ Nuốt thức ăn dễ dàng hơn


+ Có nhiều răng


+ Không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi


 


Nguồn dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm:


+ Sữa mẹ hoặc sữa bột


+ Pho mát mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (nhưng không cho bé sữa bò cho đến khi 1 tuổi)


+ Các loại ngũ cốc tăng cường chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp)


+ Trái cây xắt hạt lựu, hoặc khoai tây nghiền


+ Rau cắt nhỏ vừa miệng, nấu chín mềm (đậu Hà Lan, cà rốt)


+ Protein (trứng, thịt băm hoặc xay nhuyễn, thịt gia cầm và cá không xương, đậu phụ, nấu chín và đậu nghiền)


+ Thức ăn cầm tay (bánh quy giòn cho trẻ mọc răng, ngũ cốc ít đường hình chữ O)


Số lượng mỗi ngày:


+ 1/3 chén sữa (1 chén = 240ml)


+ 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc tăng cường chất sắt


+ 1/4 đến 1/2 chén trái cây


+ 1/4 đến 1/2 chén rau


+ 1/8 đến 1/4 thực phẩm kết hợp ly


+ 1/8 đến 1/4 chén thực phẩm protein


Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng: Bạn nên cho bé ăn một món liên tục trong vòng ít nhất 3 ngày rồi mới đổi món mới để có thể nhận biết rõ con bạn ăn tốt món nào hay bị dị ứng với loại thức ăn nào (nếu có).


Thực đơn ăn dặm cho bé 12 tháng chi tiết các ngày trong 1 tuần


Thứ 2:


6h30: Nui xào bò, bánh bông lan 1 miếng


9h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, chè chuối


11h30: Cháo cá 1 tô nhỏ, đu đủ 1 miếng


14h30: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, chè, tàu hũ, yaourt


17h30: Cơm tán xíu mại, canh bí đao, cam 1/2 trái


21h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, khoai, bánh, chè


Đêm & Sáng sớm: Bú mẹ


Thứ 3:


6h30: Cháo sườn hột gà, chuối 1 trái


9h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, tàu hũ, yaourt


11h30: Cơm xay tép rim canh bí đỏ, nước chanh 1/2 ly nhỏ


14h30: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, chè, tàu hũ, yaourt


17h30: Cháo thịt heo, xoài 1 miếng


21h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, yaourt, bánh bông lan


Đêm & Sáng sớm: Bú mẹ


Thứ 4:


6h30: Bột ăn dặm cho bé đặc, nước cam 1/2 ly nhỏ


9h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, yaourt


11h30: Cháo gà, chuối 1 trái


14h30: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, ly trái cây xay


17h30: Cơm tán-chả hấp-canh bồ ngót, đu đủ 1 miếng


21h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, 1 ly bơ tán với sữa


Đêm & Sáng sớm: Bú mẹ


Thứ 5:


6h30: Bánh giò 1 cái, sữa 1/2 ly


9h: Bú mẹ hoặc yaourt, chè chuối…


11h30: Cháo trứng gà, sương sa 1 miếng


14h30: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, tàu hũ, khoai tây


17h30: Cơm tán-cà chua phá xí-canh mồng tơi, xaboche 1 trái


21h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, bánh canxi


Đêm & Sáng sớm: Bú mẹ


Thứ 6:


6h30: Bánh mì chấm sữa, trứng cút 3 cái


9h: Bú mẹ hoặc bánh flan, yaourt…


11h30: Bột đặc với cua, chuối 1 trái


14h30: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, chè, bơ xay


17h30: Cháo gan nấm rơm, bơ xay 1/2 ly nhỏ


21h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, chè, khoai


Đêm & Sáng sớm: Bú mẹ


Thứ 7:


6h30: Miến gà, sữa 1/2 ly


9h: Bú mẹ hoặc 1 ly trái cây xay, yaourt…


11h30: Cơm tán-thịt bằm xào đậu que, canh khoai mỡ, dưa hấu 1 miếng nhỏ


14h30: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, tàu hũ, bánh bò


17h30: Cháo thịt bò, chuối 1 trái


21h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, yaourt, bánh bông lan


Đêm & Sáng sớm: Bú mẹ


Chủ Nhật:


6h30: Phở bò, nước cam 1/2 ly


9h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, chuối, bánh canxi


11h30: Bánh mì, súp măng cua, 1/2 ly trái cây xay


14h30: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, sương sa, chè chuối


17h30: Cháo lươn, bánh chuối 1 miếng nhỏ


21h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, yaourt, tàu hũ


Đêm & Sáng sớm: Bú mẹ

Thực đơn ăn dặm cả tuần cho bé 12 tháng

Khi trẻ đước 12 tháng tuổi, thực đơn cho bé ăn dặm có nhiều thay đổi. Các bữa ăn dặm là ưu tiên số 1, bổ sung sữa tươi vào danh sách thực phẩm cho trẻ và hạn chế sữa công thức. Sau đây, các chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản sẽ lên danh sách thực đơn ăn dặm cho bé 12 tháng tuổi thật chi tiết cho các mẹ áp dụng nhé.


Đốc với việc nhai nuốt thức ăn, trẻ 12 tháng tuổi có những bước phát triển như sau:


+ Nuốt thức ăn dễ dàng hơn


+ Có nhiều răng


+ Không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi


 


Nguồn dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm:


+ Sữa mẹ hoặc sữa bột


+ Pho mát mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (nhưng không cho bé sữa bò cho đến khi 1 tuổi)


+ Các loại ngũ cốc tăng cường chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp)


+ Trái cây xắt hạt lựu, hoặc khoai tây nghiền


+ Rau cắt nhỏ vừa miệng, nấu chín mềm (đậu Hà Lan, cà rốt)


+ Protein (trứng, thịt băm hoặc xay nhuyễn, thịt gia cầm và cá không xương, đậu phụ, nấu chín và đậu nghiền)


+ Thức ăn cầm tay (bánh quy giòn cho trẻ mọc răng, ngũ cốc ít đường hình chữ O)


Số lượng mỗi ngày:


+ 1/3 chén sữa (1 chén = 240ml)


+ 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc tăng cường chất sắt


+ 1/4 đến 1/2 chén trái cây


+ 1/4 đến 1/2 chén rau


+ 1/8 đến 1/4 thực phẩm kết hợp ly


+ 1/8 đến 1/4 chén thực phẩm protein


Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng: Bạn nên cho bé ăn một món liên tục trong vòng ít nhất 3 ngày rồi mới đổi món mới để có thể nhận biết rõ con bạn ăn tốt món nào hay bị dị ứng với loại thức ăn nào (nếu có).


Thực đơn ăn dặm cho bé 12 tháng chi tiết các ngày trong 1 tuần


Thứ 2:


6h30: Nui xào bò, bánh bông lan 1 miếng


9h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, chè chuối


11h30: Cháo cá 1 tô nhỏ, đu đủ 1 miếng


14h30: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, chè, tàu hũ, yaourt


17h30: Cơm tán xíu mại, canh bí đao, cam 1/2 trái


21h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, khoai, bánh, chè


Đêm & Sáng sớm: Bú mẹ


Thứ 3:


6h30: Cháo sườn hột gà, chuối 1 trái


9h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, tàu hũ, yaourt


11h30: Cơm xay tép rim canh bí đỏ, nước chanh 1/2 ly nhỏ


14h30: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, chè, tàu hũ, yaourt


17h30: Cháo thịt heo, xoài 1 miếng


21h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, yaourt, bánh bông lan


Đêm & Sáng sớm: Bú mẹ


Thứ 4:


6h30: Bột ăn dặm cho bé đặc, nước cam 1/2 ly nhỏ


9h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, yaourt


11h30: Cháo gà, chuối 1 trái


14h30: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, ly trái cây xay


17h30: Cơm tán-chả hấp-canh bồ ngót, đu đủ 1 miếng


21h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, 1 ly bơ tán với sữa


Đêm & Sáng sớm: Bú mẹ


Thứ 5:


6h30: Bánh giò 1 cái, sữa 1/2 ly


9h: Bú mẹ hoặc yaourt, chè chuối…


11h30: Cháo trứng gà, sương sa 1 miếng


14h30: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, tàu hũ, khoai tây


17h30: Cơm tán-cà chua phá xí-canh mồng tơi, xaboche 1 trái


21h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, bánh canxi


Đêm & Sáng sớm: Bú mẹ


Thứ 6:


6h30: Bánh mì chấm sữa, trứng cút 3 cái


9h: Bú mẹ hoặc bánh flan, yaourt…


11h30: Bột đặc với cua, chuối 1 trái


14h30: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, chè, bơ xay


17h30: Cháo gan nấm rơm, bơ xay 1/2 ly nhỏ


21h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, chè, khoai


Đêm & Sáng sớm: Bú mẹ


Thứ 7:


6h30: Miến gà, sữa 1/2 ly


9h: Bú mẹ hoặc 1 ly trái cây xay, yaourt…


11h30: Cơm tán-thịt bằm xào đậu que, canh khoai mỡ, dưa hấu 1 miếng nhỏ


14h30: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, tàu hũ, bánh bò


17h30: Cháo thịt bò, chuối 1 trái


21h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, yaourt, bánh bông lan


Đêm & Sáng sớm: Bú mẹ


Chủ Nhật:


6h30: Phở bò, nước cam 1/2 ly


9h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, chuối, bánh canxi


11h30: Bánh mì, súp măng cua, 1/2 ly trái cây xay


14h30: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, sương sa, chè chuối


17h30: Cháo lươn, bánh chuối 1 miếng nhỏ


21h: Sữa 1 ly hoặc bú mẹ, yaourt, tàu hũ


Đêm & Sáng sớm: Bú mẹ


Trong giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi, sữa mẹ là phương pháp dinh dưỡng lý tưởng nhất đối với trẻ. Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt. Nếu sữa mẹ đầy đủ và chất lượng tốt thì các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tức là chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi bước sang tháng thứ 7. Trong trường hợp mẹ ít sữa, trẻ chậm tăng tăng cân có thể tham khảo thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi như sau:


Công thức nấu bột cho bé ăn dặm


- 200ml nước – 10g đạm (thịt/cá…) (khoảng 2 muỗng càfê)


– băm nhuyễn (nếu sử dụng trứng thì 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng cút)


- 10g rau/củ (khoảng 2 muỗng càfê)


– băm nhuyễn


- 5g dầu ăn (khoảng 1 muỗng càfê)


- 1/2 muỗng càfê nước mắm (luôn luôn nêm nhạt cho bé)


Cách nấu bột ăn dặm cho bé


+ Thịt, cá sau khi băm nhuyễn thì tán trong nước nguội trước cho tan đều (không cho thẳng vào nước sôi).


+ Tiếp đến cho bột vào rồi bắc lên bếp, quấy đều tay cho đến khi bột chín.


+ Cho tiếp rau củ, dầu ăn và nước mắm vào, đậy nắp đến lúc sôi trở lại thì tắt bếp. Dầu và nước mắm có thể cho vào ngay sau khi tắt bếp. Nếu sử dụng trứng thì phải đánh trứng với rau cho tan đều rồi cho vào sau khi bột chín Khi bé được chín tháng thì có thể sử dụng gấp đôi lượng thực phẩm (lúc này không cần băm nhuyễn lắm) cũng với 200ml nước để có chén bột đặc hơn.


Nếu bé không quen ăn đặc thì có thể làm như sau: Lấy 1 nhúm giá khoảng 20g (1 nắm tay) xay ra cùng với 200ml nước, lược bỏ cái rồi dùng nước này nấu bột như bình thường. Ngoài ra, bạn tập cho bé ăn dặm bằng hoa quả tươi như nạo chuối tiêu, uống nước cam, xoài xay… lưu ý là không cần đun sôi hay hấp chín trái cây đâu nhé, chỉ cần rửa tay sạch và tiệt trùng các dụng cụ đựng là được.


Bột dặm thịt gà và khoai lang


Thực đơn ăn dặm cho bé với Bột ăn dặm từ thịt gà và khoai lang có vị ngọt dịu, nguyên liệu dễ tìm và cách chế biến đơn giản, nhanh gọn. Loại bột này cung cấp đầy đủ tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin C và chất sắt cho bé.


Nguyên liệu


- 170g thịt ức gà lọc bỏ xương và da


- 1 củ khoai lang lớn (khoảng 350g), lột vỏ cắt nhỏ.


Hướng dẫn


Bước 1: Thịt gà làm sạch, loại bỏ da và xương, chỉ lấy thịt nạc. Nấu chin thịt gà trong nồi nhỏ trong 15 phút hoặc đến khi thịt không còn hồng. Để nguội thịt và xé nhỏ (không bắt buộc).


Bước 2: Nấu chín khoai lang trong nồi nước xấp mặt từ 20-25 phút hoặc đến khi khoai mềm hẳn. Để khoai ráo nước rồi cho thêm nước dùng vừa đủ và tán nhuyễn khoai thành hỗn hợp sệt.


Bước 3: Xay nhuyễn thịt gà và trộn với hỗn hợp khoai nghiền. Cho thêm 125ml nước dùng để hỗn hợp vừa đủ độ sệt phù hợp cho bé. Ăn ngay trong vòng 1 ngày, hoặc có thể trữ đông trong 1 tháng.


Cách bảo quản đông lạnh: Cho bột vào khuôn đá, gạt mặt và phủ nilon trước khi cấp đông trong tủ đá đến khi đông cứng hoàn toàn. Gỡ các viên thức ăn khỏi khay, trữ đông trong túi plastic kín hoặc hộp trữ đông. Dán nhãn ghi ngày cấp đông.Trước khi dùng, xả đông trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm.


Hâm nóng: Đun cách thủy bột đã xả đông thành bột ấm. Đảo đều tay và nếm thử trước để kiểm tra nhiệt độ trước cho bé ăn.


Cháo thịt thăn và đậu hà lan – thực đơn cho bé 6 tháng tuổi


Hôm nay Huggies sẽ hướng dẫn các mẹ làm món cháo thịt thăn và đậu hà lan vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng cho bé, lại rất đơn giản, dễ làm.


Nguyên liệu


- Cháo (nấu chín, nghiền nhuyễn): 30ml


- Đậu Hà Lan (hấp chín, bóc vỏ, nghiền nhuyễn): 20ml


- Thịt thăn (băm nhuyễn, luộc lấy nước): 20ml


- Hành tây (luộc lấy nước): 10ml


- Dầu oliu: 1 thìa nhỏ


Hướng dẫn


Nấu cháo cùng nước thịt thăn và nước hành tây, gần sôi cho đậu Hà Lan vào, quấy đều tay, cho dầu oliu, sau đó bắc ra để nguội 40 độ.

Dinh dưỡng ăn dặm từ 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi, sữa mẹ là phương pháp dinh dưỡng lý tưởng nhất đối với trẻ. Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt. Nếu sữa mẹ đầy đủ và chất lượng tốt thì các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tức là chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi bước sang tháng thứ 7. Trong trường hợp mẹ ít sữa, trẻ chậm tăng tăng cân có thể tham khảo thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi như sau:


Công thức nấu bột cho bé ăn dặm


- 200ml nước – 10g đạm (thịt/cá…) (khoảng 2 muỗng càfê)


– băm nhuyễn (nếu sử dụng trứng thì 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng cút)


- 10g rau/củ (khoảng 2 muỗng càfê)


– băm nhuyễn


- 5g dầu ăn (khoảng 1 muỗng càfê)


- 1/2 muỗng càfê nước mắm (luôn luôn nêm nhạt cho bé)


Cách nấu bột ăn dặm cho bé


+ Thịt, cá sau khi băm nhuyễn thì tán trong nước nguội trước cho tan đều (không cho thẳng vào nước sôi).


+ Tiếp đến cho bột vào rồi bắc lên bếp, quấy đều tay cho đến khi bột chín.


+ Cho tiếp rau củ, dầu ăn và nước mắm vào, đậy nắp đến lúc sôi trở lại thì tắt bếp. Dầu và nước mắm có thể cho vào ngay sau khi tắt bếp. Nếu sử dụng trứng thì phải đánh trứng với rau cho tan đều rồi cho vào sau khi bột chín Khi bé được chín tháng thì có thể sử dụng gấp đôi lượng thực phẩm (lúc này không cần băm nhuyễn lắm) cũng với 200ml nước để có chén bột đặc hơn.


Nếu bé không quen ăn đặc thì có thể làm như sau: Lấy 1 nhúm giá khoảng 20g (1 nắm tay) xay ra cùng với 200ml nước, lược bỏ cái rồi dùng nước này nấu bột như bình thường. Ngoài ra, bạn tập cho bé ăn dặm bằng hoa quả tươi như nạo chuối tiêu, uống nước cam, xoài xay… lưu ý là không cần đun sôi hay hấp chín trái cây đâu nhé, chỉ cần rửa tay sạch và tiệt trùng các dụng cụ đựng là được.


Bột dặm thịt gà và khoai lang


Thực đơn ăn dặm cho bé với Bột ăn dặm từ thịt gà và khoai lang có vị ngọt dịu, nguyên liệu dễ tìm và cách chế biến đơn giản, nhanh gọn. Loại bột này cung cấp đầy đủ tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin C và chất sắt cho bé.


Nguyên liệu


- 170g thịt ức gà lọc bỏ xương và da


- 1 củ khoai lang lớn (khoảng 350g), lột vỏ cắt nhỏ.


Hướng dẫn


Bước 1: Thịt gà làm sạch, loại bỏ da và xương, chỉ lấy thịt nạc. Nấu chin thịt gà trong nồi nhỏ trong 15 phút hoặc đến khi thịt không còn hồng. Để nguội thịt và xé nhỏ (không bắt buộc).


Bước 2: Nấu chín khoai lang trong nồi nước xấp mặt từ 20-25 phút hoặc đến khi khoai mềm hẳn. Để khoai ráo nước rồi cho thêm nước dùng vừa đủ và tán nhuyễn khoai thành hỗn hợp sệt.


Bước 3: Xay nhuyễn thịt gà và trộn với hỗn hợp khoai nghiền. Cho thêm 125ml nước dùng để hỗn hợp vừa đủ độ sệt phù hợp cho bé. Ăn ngay trong vòng 1 ngày, hoặc có thể trữ đông trong 1 tháng.


Cách bảo quản đông lạnh: Cho bột vào khuôn đá, gạt mặt và phủ nilon trước khi cấp đông trong tủ đá đến khi đông cứng hoàn toàn. Gỡ các viên thức ăn khỏi khay, trữ đông trong túi plastic kín hoặc hộp trữ đông. Dán nhãn ghi ngày cấp đông.Trước khi dùng, xả đông trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm.


Hâm nóng: Đun cách thủy bột đã xả đông thành bột ấm. Đảo đều tay và nếm thử trước để kiểm tra nhiệt độ trước cho bé ăn.


Cháo thịt thăn và đậu hà lan – thực đơn cho bé 6 tháng tuổi


Hôm nay Huggies sẽ hướng dẫn các mẹ làm món cháo thịt thăn và đậu hà lan vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng cho bé, lại rất đơn giản, dễ làm.


Nguyên liệu


- Cháo (nấu chín, nghiền nhuyễn): 30ml


- Đậu Hà Lan (hấp chín, bóc vỏ, nghiền nhuyễn): 20ml


- Thịt thăn (băm nhuyễn, luộc lấy nước): 20ml


- Hành tây (luộc lấy nước): 10ml


- Dầu oliu: 1 thìa nhỏ


Hướng dẫn


Nấu cháo cùng nước thịt thăn và nước hành tây, gần sôi cho đậu Hà Lan vào, quấy đều tay, cho dầu oliu, sau đó bắc ra để nguội 40 độ.


Ăn dặm kiểu Nhật hiện nay đang là phương pháp ăn dặm được nhiều mẹ lựa chọn nhất, do nhiều lý do như: có nhiều bài viết chia sẻ về phương pháp này, ích lợi của ăn dặm kiểu Nhật đối với trẻ đã được chứng minh rõ rệt.


Tuy nhiên, có không ít mẹ áp dụng phương pháp này cho con không thành công, nguyên nhân chủ yếu là do các mẹ áp dụng một cách máy móc, bảo thủ mà không hiểu rằng vấn đề ăn dặm đối với mỗi trẻ mỗi khác, cần linh động thay đổi chứ đừng nên áp đặt trẻ.


 


Khi con bắt đầu bước sang tuổi ăn dặm, chị Hiền (Hà Nội) đã tìm hiểu nhiều tài liệu, “cày nát” các diễn đàn và rất tâm đắc với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Phương pháp này mang lại nhiều tiện ích cho mẹ và nhất là cho con. Bởi không quá chú trọng đến lượng ăn mà quan tâm đến sự thích thú của con, nên con không rơi vào tình trạng bị ép ăn, rồi chán ăn, sợ ăn.


 


Chị Hiền đã in đầy đủ các tài liệu hướng dẫn, thực đơn ăn dặm theo từng thời kì với tinh thần hào hứng và niềm tin…chắc thắng . Tuy nhiên, cho đến lúc này, khi bé Phương Anh vừa tròn 1 tuổi, chị phải thừa nhận là mình đã thất bại.


 


Không chỉ chị Hiền mà rất nhiều bà mẹ khác cũng chia sẻ trên các diễn đàn về sự thất bại của mình. Kế hoạch áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật bị… phá sản hoàn toàn hoặc chuyển sang dạng nửa Nhật nửa Việt Nam (cho ăn thô đúng thời kì nhưng vẫn phải đi ăn rông, chơi trò chơi, xem tivi…). Vậy nguyên nhân là do đâu khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật không thành công?


 


Nguyên nhân thứ 1: Do thiếu kiên nhẫn


Đây được coi như “rào cản” lớn nhất trên đường đi đến thành công. Các bà mẹ thường sốt ruột khi thấy con tăng cân chậm, lượng ăn ít. Và thế là họ cố gắng ép, tìm mọi cách để ép như: vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem TV, đi rông…


 


Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 1-5 tuổi sẽ có những giai đoạn biếng ăn sinh lý. Các mẹ phải hết sức kiên nhẫn, bình tĩnh cùng con vượt qua giai đoạn này. Có thể thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé, đẩy xa khoảng cách bữa ăn hoặc chia nhiều bữa nhỏ, ăn thêm hoa quả, sữa chua, các chế phẩm từ sữa nhiều dinh dưỡng, uống bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ nếu trẻ thiếu chất.


 


Chị Xuân (Dịch Vọng, Cầu Giấy) chia sẻ: Bé Duyên biếng ăn đến hơn 3 tuổi, có khi một năm chỉ lên được 3-4 lạng. Nhưng khi sang tuổi thứ 4, cháu ăn uống tốt hẳn lên, cân nặng, chiều cao tương đương, thậm chí còn nhỉnh hơn các bạn cùng trang lứa.


Nói như ông cha xưa, qua “đốt” rồi con sẽ lại ăn tốt. Vì thế không nên quá ép trẻ dẫn đến những hậu quả lớn hơn, không chỉ là sợ ăn mà còn ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ. Đây cũng là tinh thần cơ bản của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: tìm mọi cách để trẻ yêu thích bữa ăn, qua đó phát triển cả về tình cảm và trí tuệ của trẻ.


 


Nguyên nhân thứ 2: Sử dụng ghế ngồi ăn không đúng thời điểm


Chị Hiền cho rằng một trong những nguyên nhân thất bại của chị khi cho bé ăn dặm là không cho bé ngồi vào ghế ăn ngay từ đầu. Chị mua ghế khi cháu đã sang tháng thứ 10, biết trèo leo nghịch ngợm và đúng vào giai đoạn biếng ăn. Vì thế cháu không hợp tác với mẹ, ngồi được 5-10 phút là đứng dậy, trèo lên đòi ra ngoài.


Các mẹ hãy cho trẻ ngồi vào ghế tập ăn ngay khi trẻ ngồi vững để tạo thói quen ăn uống một chỗ, có kỉ luật, không đi lung tung. Trẻ dần rèn luyện thói quen đến bữa ăn là ngồi ghế, ăn xong mới được đi chơi. Như thế cả mẹ và bé đều khỏe và nhàn.


 


Nguyên nhân thứ 3: Mắc bệnh so sánh


Những bậc làm cha mẹ thường không thoát khỏi thói thường tình là hay so sánh con mình với con người khác để rồi không chịu được áp lực từ chính bản thân và những người xung quanh. Mà nếu theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì trẻ thường sẽ không bụ bẫm vì họ không chú trọng cân nặng để bắt con ăn mà quan trọng là con cứ phát triển trong giới hạn cho phép, lanh lợi là được.


 


Chị Hiền bức xúc vì thường xuyên phải nghe những lời than phiền rằng con còi quá, mẹ không biết chăm. Họ hàng nội ngoại đều bảo phải ép chứ, trẻ con mà, đứa nào chẳng phải ép, cứ học tập cái gì ở đâu đâu, nó ăn được mới có sức, phải ép ăn dạ dạy nó mới to ra, mới “quen dạ” để ăn được nhiều hơn… Bản thân chị nhìn con người ta mập mạp cũng thấy chạnh lòng. Dù con nhanh nhẹn, thông minh,biết nhiều điều hay nhưng mẹ vẫn không thỏa lòng về cái sự ăn của con, thế là lại chặc lưỡi “thôi thì… cứ ép.”


 


Nguyên nhân thứ 4: Bất đồng quan điểm trong gia đình và “phó mặc” cho người giúp việc


Một yếu tố giúp các bậc cha mẹ thực hiện thành công phương pháp này là phải có sự thống nhất về tư tưởng lẫn hành động của những người trong gia đình và cả người giúp việc. Chị Lan (Thanh Xuân Bắc) tâm sự: mình đi làm, bà nội ở nhà cho cháu ăn, nó mà không ăn thì bà sẽ cho đi rông. Bà cứ chủ trương ăn nhiều mới tốt, mới khỏe.


 


Nhiều gia đình có người giúp việc cũng lâm vào cảnh “trên dưới không thông”. Cho bé ăn được thì mới hoàn thành nhiệm vụ. Bố mẹ đi làm cũng không thể kiểm soát hết tình hình ở nhà. Có lần chị Mai đi làm về sớm, lúc bác giúp việc đang bế con gái chị ra trước ngõ cho ăn. Nếm thử cháo thấy mặn quá, chị hỏi, bác ấy bảo: tôi cho 1 thìa nước mắm, ăn nhạt thế làm sao ăn được?!!


Trên đây là những trở ngại thường gặp khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Không có cách nào khác là bố mẹ phải luôn tâm niệm “kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn”, ắt rồi sẽ đến ngày được “hái quả ngọt”!


Thực ra phương pháp này chỉ có tính tham khảo, còn thì tùy tình hình của từng bé mà chúng ta biến chuyển sao cho phù hợp với con nhất.

Những sai lầm khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật hiện nay đang là phương pháp ăn dặm được nhiều mẹ lựa chọn nhất, do nhiều lý do như: có nhiều bài viết chia sẻ về phương pháp này, ích lợi của ăn dặm kiểu Nhật đối với trẻ đã được chứng minh rõ rệt.


Tuy nhiên, có không ít mẹ áp dụng phương pháp này cho con không thành công, nguyên nhân chủ yếu là do các mẹ áp dụng một cách máy móc, bảo thủ mà không hiểu rằng vấn đề ăn dặm đối với mỗi trẻ mỗi khác, cần linh động thay đổi chứ đừng nên áp đặt trẻ.


 


Khi con bắt đầu bước sang tuổi ăn dặm, chị Hiền (Hà Nội) đã tìm hiểu nhiều tài liệu, “cày nát” các diễn đàn và rất tâm đắc với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Phương pháp này mang lại nhiều tiện ích cho mẹ và nhất là cho con. Bởi không quá chú trọng đến lượng ăn mà quan tâm đến sự thích thú của con, nên con không rơi vào tình trạng bị ép ăn, rồi chán ăn, sợ ăn.


 


Chị Hiền đã in đầy đủ các tài liệu hướng dẫn, thực đơn ăn dặm theo từng thời kì với tinh thần hào hứng và niềm tin…chắc thắng . Tuy nhiên, cho đến lúc này, khi bé Phương Anh vừa tròn 1 tuổi, chị phải thừa nhận là mình đã thất bại.


 


Không chỉ chị Hiền mà rất nhiều bà mẹ khác cũng chia sẻ trên các diễn đàn về sự thất bại của mình. Kế hoạch áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật bị… phá sản hoàn toàn hoặc chuyển sang dạng nửa Nhật nửa Việt Nam (cho ăn thô đúng thời kì nhưng vẫn phải đi ăn rông, chơi trò chơi, xem tivi…). Vậy nguyên nhân là do đâu khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật không thành công?


 


Nguyên nhân thứ 1: Do thiếu kiên nhẫn


Đây được coi như “rào cản” lớn nhất trên đường đi đến thành công. Các bà mẹ thường sốt ruột khi thấy con tăng cân chậm, lượng ăn ít. Và thế là họ cố gắng ép, tìm mọi cách để ép như: vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem TV, đi rông…


 


Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 1-5 tuổi sẽ có những giai đoạn biếng ăn sinh lý. Các mẹ phải hết sức kiên nhẫn, bình tĩnh cùng con vượt qua giai đoạn này. Có thể thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé, đẩy xa khoảng cách bữa ăn hoặc chia nhiều bữa nhỏ, ăn thêm hoa quả, sữa chua, các chế phẩm từ sữa nhiều dinh dưỡng, uống bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ nếu trẻ thiếu chất.


 


Chị Xuân (Dịch Vọng, Cầu Giấy) chia sẻ: Bé Duyên biếng ăn đến hơn 3 tuổi, có khi một năm chỉ lên được 3-4 lạng. Nhưng khi sang tuổi thứ 4, cháu ăn uống tốt hẳn lên, cân nặng, chiều cao tương đương, thậm chí còn nhỉnh hơn các bạn cùng trang lứa.


Nói như ông cha xưa, qua “đốt” rồi con sẽ lại ăn tốt. Vì thế không nên quá ép trẻ dẫn đến những hậu quả lớn hơn, không chỉ là sợ ăn mà còn ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ. Đây cũng là tinh thần cơ bản của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: tìm mọi cách để trẻ yêu thích bữa ăn, qua đó phát triển cả về tình cảm và trí tuệ của trẻ.


 


Nguyên nhân thứ 2: Sử dụng ghế ngồi ăn không đúng thời điểm


Chị Hiền cho rằng một trong những nguyên nhân thất bại của chị khi cho bé ăn dặm là không cho bé ngồi vào ghế ăn ngay từ đầu. Chị mua ghế khi cháu đã sang tháng thứ 10, biết trèo leo nghịch ngợm và đúng vào giai đoạn biếng ăn. Vì thế cháu không hợp tác với mẹ, ngồi được 5-10 phút là đứng dậy, trèo lên đòi ra ngoài.


Các mẹ hãy cho trẻ ngồi vào ghế tập ăn ngay khi trẻ ngồi vững để tạo thói quen ăn uống một chỗ, có kỉ luật, không đi lung tung. Trẻ dần rèn luyện thói quen đến bữa ăn là ngồi ghế, ăn xong mới được đi chơi. Như thế cả mẹ và bé đều khỏe và nhàn.


 


Nguyên nhân thứ 3: Mắc bệnh so sánh


Những bậc làm cha mẹ thường không thoát khỏi thói thường tình là hay so sánh con mình với con người khác để rồi không chịu được áp lực từ chính bản thân và những người xung quanh. Mà nếu theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì trẻ thường sẽ không bụ bẫm vì họ không chú trọng cân nặng để bắt con ăn mà quan trọng là con cứ phát triển trong giới hạn cho phép, lanh lợi là được.


 


Chị Hiền bức xúc vì thường xuyên phải nghe những lời than phiền rằng con còi quá, mẹ không biết chăm. Họ hàng nội ngoại đều bảo phải ép chứ, trẻ con mà, đứa nào chẳng phải ép, cứ học tập cái gì ở đâu đâu, nó ăn được mới có sức, phải ép ăn dạ dạy nó mới to ra, mới “quen dạ” để ăn được nhiều hơn… Bản thân chị nhìn con người ta mập mạp cũng thấy chạnh lòng. Dù con nhanh nhẹn, thông minh,biết nhiều điều hay nhưng mẹ vẫn không thỏa lòng về cái sự ăn của con, thế là lại chặc lưỡi “thôi thì… cứ ép.”


 


Nguyên nhân thứ 4: Bất đồng quan điểm trong gia đình và “phó mặc” cho người giúp việc


Một yếu tố giúp các bậc cha mẹ thực hiện thành công phương pháp này là phải có sự thống nhất về tư tưởng lẫn hành động của những người trong gia đình và cả người giúp việc. Chị Lan (Thanh Xuân Bắc) tâm sự: mình đi làm, bà nội ở nhà cho cháu ăn, nó mà không ăn thì bà sẽ cho đi rông. Bà cứ chủ trương ăn nhiều mới tốt, mới khỏe.


 


Nhiều gia đình có người giúp việc cũng lâm vào cảnh “trên dưới không thông”. Cho bé ăn được thì mới hoàn thành nhiệm vụ. Bố mẹ đi làm cũng không thể kiểm soát hết tình hình ở nhà. Có lần chị Mai đi làm về sớm, lúc bác giúp việc đang bế con gái chị ra trước ngõ cho ăn. Nếm thử cháo thấy mặn quá, chị hỏi, bác ấy bảo: tôi cho 1 thìa nước mắm, ăn nhạt thế làm sao ăn được?!!


Trên đây là những trở ngại thường gặp khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Không có cách nào khác là bố mẹ phải luôn tâm niệm “kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn”, ắt rồi sẽ đến ngày được “hái quả ngọt”!


Thực ra phương pháp này chỉ có tính tham khảo, còn thì tùy tình hình của từng bé mà chúng ta biến chuyển sao cho phù hợp với con nhất.


Thật tuyệt vời vì giờ đây bé yêu đã bước vào giai đoạn bé ăn dặm, từ nay trong bữa cơm gia đình, bé đã có thể ngồi vững, cầm lấy chiếc muỗng khua vào không gian và háo hức chờ đón những món ăn mới thay cho món sữa thường nhật trước đó. Nhưng chuẩn bị những thực đơn ăn dặm hợp lý cho bé không phải là điều dễ dàng và cha mẹ cần tìm hiểu thật kỹ để thiết lập một chế độ ăn lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng cho con.


Sau 6 tháng tuổi, cha mẹ đã có thể tập cho bé ăn dặm với vài món đặc, tuy nhiên sữa vẫn là chế độ ăn chính của bé.


Thực đơn ăn dặm cho bé


- Sản phẩm từ sữa: Cho đến 12 tháng tuổi, bé cần đều đặn khoảng 500ml – 600ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Những sản phẩm từ sữa điển hình như phô mai, yaourt, sữa bò tươi, sữa đặc… có thể được bổ sung vào những món bột nghiền, cháo xay cho con.


- Tinh bột: Bánh mì, khoai tây, gạo… là những thực phẩm giàu gluten và cơ thể của bé cũng đang cần hấp thụ chúng để lớn lên.


- Các loại trái cây, rau quả: Bé có thể ăn được hầu hết các loại rau trái, chỉ cần cha mẹ biết cách chế biến thật hấp dẫn, hạn chế đường cho bé tráng miệng sau mỗi bữa ăn.


- Chất đạm: Thịt, cá, trứng là những thực đơn cho bé cung cấp đạm phong phú nhất. Những món này cũng đã đến lúc lần lượt có mặt trong thực đơn của bé sau 6 tháng tuổi.


Những loại thực phẩm cần tránh trong thực đơn ăn dặm của bé


- Những thực phẩm có nguy cơ bị ngộ độc như phô mai bị mốc, pa tê gan, trứng lòng đào, hệ tiêu hóa non nớt của bé sẽ không thể chống đỡ với những loại thực phẩm quá giàu đạm hoặc kém chất lượng.


- Thực phẩm ít mỡ và giàu chất xơ: Độ tuổi này, bé chỉ cần các chất để cung cấp năng lượng cơ thể chứ chưa cần nhiều chất tạo ra các khối cơ bắp.


- Muối, đường, mật ong, đậu phộng vì những chất này cũng buộc hệ tiêu hóa của bé hoạt động quá sức.


- Những loại thức ăn khổ lớn, dễ gây ngạt thở như nho, nhãn, táo, cà rốt, bắp rang, bánh hotdog…là những loại thức ăn nếu không cẩn thận sẽ dễ làm bé mắc nghẹn hoặc ngạt thở.


- Nói không với thức ăn nhanh như khoai tây chiên, xúc xích, đồ uống có gas… khi đi picnic bởi chúng chứa rất nhiều muối, mỡ và đường cùng những chất phụ gia không tốt cho sức khỏe của bé.


Khuyến khích con ăn như thế nào?


- Đa dạng thực đơn cho bé trải nghiệm mỗi ngày, bạn sẽ nhận ra bé háo hức chờ đón món gì và thờ ơ với món gì. Từ đó bạn chọn cho bé một thực đơn hợp lý nhất.


- Đừng nản lòng nếu bé tỏ ra không chấp nhận món nào đó, rất có thể bé sẽ thích nó trong thời gian tới.


- Hãy tập khen ngợi và khuyến khích con mỗi khi bé tỏ ra ăn ngoan, cũng như người lớn, trẻ con rất cần sự động viên và khích lệ.


- Lưu ý đặc biệt là không nêm đường và gia vị vào món ăn để tăng vị giác tạm thời làm ức chế việc cảm nhận sự ngon miệng đồng thời gây hại cho những chiếc răng sữa của bé.


- Vài món quà vặt giàu dinh dưỡng như sữa chua, trái cây tươi, ép, bánh plan, bánh mì…sẽ giúp bé giải quyết cơn đói tạm thời trong thời gian bố mẹ chuẩn bị đồ ăn cho con.

Kinh nghiệm hay tập cho bé ăn dặm

Thật tuyệt vời vì giờ đây bé yêu đã bước vào giai đoạn bé ăn dặm, từ nay trong bữa cơm gia đình, bé đã có thể ngồi vững, cầm lấy chiếc muỗng khua vào không gian và háo hức chờ đón những món ăn mới thay cho món sữa thường nhật trước đó. Nhưng chuẩn bị những thực đơn ăn dặm hợp lý cho bé không phải là điều dễ dàng và cha mẹ cần tìm hiểu thật kỹ để thiết lập một chế độ ăn lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng cho con.


Sau 6 tháng tuổi, cha mẹ đã có thể tập cho bé ăn dặm với vài món đặc, tuy nhiên sữa vẫn là chế độ ăn chính của bé.


Thực đơn ăn dặm cho bé


- Sản phẩm từ sữa: Cho đến 12 tháng tuổi, bé cần đều đặn khoảng 500ml – 600ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Những sản phẩm từ sữa điển hình như phô mai, yaourt, sữa bò tươi, sữa đặc… có thể được bổ sung vào những món bột nghiền, cháo xay cho con.


- Tinh bột: Bánh mì, khoai tây, gạo… là những thực phẩm giàu gluten và cơ thể của bé cũng đang cần hấp thụ chúng để lớn lên.


- Các loại trái cây, rau quả: Bé có thể ăn được hầu hết các loại rau trái, chỉ cần cha mẹ biết cách chế biến thật hấp dẫn, hạn chế đường cho bé tráng miệng sau mỗi bữa ăn.


- Chất đạm: Thịt, cá, trứng là những thực đơn cho bé cung cấp đạm phong phú nhất. Những món này cũng đã đến lúc lần lượt có mặt trong thực đơn của bé sau 6 tháng tuổi.


Những loại thực phẩm cần tránh trong thực đơn ăn dặm của bé


- Những thực phẩm có nguy cơ bị ngộ độc như phô mai bị mốc, pa tê gan, trứng lòng đào, hệ tiêu hóa non nớt của bé sẽ không thể chống đỡ với những loại thực phẩm quá giàu đạm hoặc kém chất lượng.


- Thực phẩm ít mỡ và giàu chất xơ: Độ tuổi này, bé chỉ cần các chất để cung cấp năng lượng cơ thể chứ chưa cần nhiều chất tạo ra các khối cơ bắp.


- Muối, đường, mật ong, đậu phộng vì những chất này cũng buộc hệ tiêu hóa của bé hoạt động quá sức.


- Những loại thức ăn khổ lớn, dễ gây ngạt thở như nho, nhãn, táo, cà rốt, bắp rang, bánh hotdog…là những loại thức ăn nếu không cẩn thận sẽ dễ làm bé mắc nghẹn hoặc ngạt thở.


- Nói không với thức ăn nhanh như khoai tây chiên, xúc xích, đồ uống có gas… khi đi picnic bởi chúng chứa rất nhiều muối, mỡ và đường cùng những chất phụ gia không tốt cho sức khỏe của bé.


Khuyến khích con ăn như thế nào?


- Đa dạng thực đơn cho bé trải nghiệm mỗi ngày, bạn sẽ nhận ra bé háo hức chờ đón món gì và thờ ơ với món gì. Từ đó bạn chọn cho bé một thực đơn hợp lý nhất.


- Đừng nản lòng nếu bé tỏ ra không chấp nhận món nào đó, rất có thể bé sẽ thích nó trong thời gian tới.


- Hãy tập khen ngợi và khuyến khích con mỗi khi bé tỏ ra ăn ngoan, cũng như người lớn, trẻ con rất cần sự động viên và khích lệ.


- Lưu ý đặc biệt là không nêm đường và gia vị vào món ăn để tăng vị giác tạm thời làm ức chế việc cảm nhận sự ngon miệng đồng thời gây hại cho những chiếc răng sữa của bé.


- Vài món quà vặt giàu dinh dưỡng như sữa chua, trái cây tươi, ép, bánh plan, bánh mì…sẽ giúp bé giải quyết cơn đói tạm thời trong thời gian bố mẹ chuẩn bị đồ ăn cho con.


Ăn dặm kiểu nhật là 1 phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học vì mục tiêu của ăn dặm kiểu Nhật là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này khuyến khích các mẹ dạy cho tự lập trong việc ăn uống sớm như tự cầm muỗng, nĩa tự xúc thức ăn. Cho bé ăn dặm theo nhu cầu chính là mấu chốt quan trọng của phương pháp ăn dặm này.


Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng tuổi


Số lượng bữa dặm: 1 bữa/ ngày


Lượng sữa: tùy theo nhu cầu, ưu tiên hơn ăn dặm


Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo: 10 nước


Đạm: 5-10 gr (cá thịt trắng: ít béo như tara, đậu phụ 25 gr, trứng: dưới 2/3 lòng đỏ, trứng ở Nhật to hơn ở VN)


Cháo : 5 gr – 30 gr (gạo, mì, bánh mỳ)


Rau: 5-20 gr (cà rốt, bí đỏ, chân vịt, cà chua, kabu (giống su hào), bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo, quít)


Muối không tốt cho thận của bé, vì vậy giai đoạn này không cần nêm muối. Lượng muối cho bé bằng 1/4 lượng muối cho người lớn. Đối với bé ở giai đoạn này, vị nước dashi và nước rau luộc là đủ. Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé, do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.


Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 ~ 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại. Dưới đây là 5 món ăn phổ biến trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé


Cà rốt nghiền – Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm


Nguyên liệu


Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê; cháo trắng: 2 thìa cà phê


Cách làm:


Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc.


Chú ý: Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất.


Cháo bắp / Cháo ngô ngọt


Nguyên liệu:


Cháo trắng: 2 thìa cà phê, ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê


Cách làm:


Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã.


Chú ý: Có thể nấu hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô.


Thực đơn ăn dặm với Súp bánh mỳ sữa


Nguyên liệu


Sữa: 1/2 cup (60ml); bánh mỳ gối: 1/4 lát


Cách làm


Nếu là sữa bột thì cần pha theo đúng tỷ lệ để có được lượng trên. Bánh mỳ bỏ phần riềm cứng, xé nhỏ và cho vào sữa. Đun ở lửa nhỏ cho tới khi thấy súp sôi thì tắt bếp.


Chú ý: Chỉ đun cho tới khi hỗn hợp sôi, sau đó đậy vung kín để bánh mỳ mềm bằng hơi là được.


Cháo đậu cô ve


Nguyên liệu


Cháo trắng: 2 thìa cà phê, đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê


Cách làm


Đậu rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ. Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.


Cháo rau chân vịt – thực đơn ăn dặm tốt cho hệ tiêu hóa


Nguyên liệu


Cháo trắng: 2 thìa cà phê; rau chân vịt nghiền: 2 thìa cà phê


Cách làm


Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ. Sau đó trộn với cháo trắng.


Chú ý: Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Thực đơn Ăn dặm kiểu nhật cho bé

Ăn dặm kiểu nhật là 1 phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học vì mục tiêu của ăn dặm kiểu Nhật là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này khuyến khích các mẹ dạy cho tự lập trong việc ăn uống sớm như tự cầm muỗng, nĩa tự xúc thức ăn. Cho bé ăn dặm theo nhu cầu chính là mấu chốt quan trọng của phương pháp ăn dặm này.


Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng tuổi


Số lượng bữa dặm: 1 bữa/ ngày


Lượng sữa: tùy theo nhu cầu, ưu tiên hơn ăn dặm


Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo: 10 nước


Đạm: 5-10 gr (cá thịt trắng: ít béo như tara, đậu phụ 25 gr, trứng: dưới 2/3 lòng đỏ, trứng ở Nhật to hơn ở VN)


Cháo : 5 gr – 30 gr (gạo, mì, bánh mỳ)


Rau: 5-20 gr (cà rốt, bí đỏ, chân vịt, cà chua, kabu (giống su hào), bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo, quít)


Muối không tốt cho thận của bé, vì vậy giai đoạn này không cần nêm muối. Lượng muối cho bé bằng 1/4 lượng muối cho người lớn. Đối với bé ở giai đoạn này, vị nước dashi và nước rau luộc là đủ. Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé, do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.


Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 ~ 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại. Dưới đây là 5 món ăn phổ biến trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé


Cà rốt nghiền – Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm


Nguyên liệu


Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê; cháo trắng: 2 thìa cà phê


Cách làm:


Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc.


Chú ý: Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất.


Cháo bắp / Cháo ngô ngọt


Nguyên liệu:


Cháo trắng: 2 thìa cà phê, ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê


Cách làm:


Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã.


Chú ý: Có thể nấu hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô.


Thực đơn ăn dặm với Súp bánh mỳ sữa


Nguyên liệu


Sữa: 1/2 cup (60ml); bánh mỳ gối: 1/4 lát


Cách làm


Nếu là sữa bột thì cần pha theo đúng tỷ lệ để có được lượng trên. Bánh mỳ bỏ phần riềm cứng, xé nhỏ và cho vào sữa. Đun ở lửa nhỏ cho tới khi thấy súp sôi thì tắt bếp.


Chú ý: Chỉ đun cho tới khi hỗn hợp sôi, sau đó đậy vung kín để bánh mỳ mềm bằng hơi là được.


Cháo đậu cô ve


Nguyên liệu


Cháo trắng: 2 thìa cà phê, đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê


Cách làm


Đậu rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ. Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.


Cháo rau chân vịt – thực đơn ăn dặm tốt cho hệ tiêu hóa


Nguyên liệu


Cháo trắng: 2 thìa cà phê; rau chân vịt nghiền: 2 thìa cà phê


Cách làm


Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ. Sau đó trộn với cháo trắng.


Chú ý: Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.